Bí quyết học giỏi – TT. TS. Thích Chân Quang

Cái chiến lược phát triển con người để trở thành những người tài giỏi là cái nỗi đau đáu chính sách, sách lược của quốc gia. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính thưa tụi con, các học sinh thân yêu của Thầy, Thầy nói bí quyết học giỏi. Thường thườn

Cái chiến lược phát triển con người để trở thành những người tài giỏi là cái nỗi đau đáu chính sách, sách lược của quốc gia. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính thưa tụi con, các học sinh thân yêu của Thầy, Thầy nói bí quyết học giỏi. Thường thường người ta sinh ra trên đời này, cái mức độ thông minh nó giống như là cái gì bẩm sinh. Có người vốn tự nhiên thông minh, hoặc là mình kém thông minh giống như là một cái gì bẩm sinh. Và nói theo đạo Phật nó là nhân quả của kiếp trước, không phải do ta học nhiều mà ta học giỏi, mà do ta thông minh nên ta học giỏi, tụi con đồng ý với Thầy điều đó không? Bắt tụi con học nhiều không giỏi đâu, cho nên cứ bắt học ngày học đêm, học thêm học bớt, không giỏi, mà sự thật chỉ cần thông minh thôi học 1 biết 10.

Cho nên cái quan trọng ta làm sao ta thông minh lên chớ không phải là ta tăng tiết học, không phải như vậy. Nhưng mà vì thế giới chưa có cái bí quyết làm mọi người thông minh lên, nên cứ ép học sinh phải học cho nhiều, tăng tiết lên và nghĩ rằng phải như vậy mới học giỏi. Nhiều quốc gia có một cuộc chạy đua khốc liệt ngấm ngầm cả trên thế giới này. Nhật, Hàn Quốc và bây giờ Việt Nam cũng vào cuộc, làm sao để cho nước mình học sinh giỏi lên, sau này mới cạnh tranh nổi với cái nền công nghiệp của thế giới. Và nước nào mà được nhiều người tài, nhiều người giỏi thì nước đó mới thành cường quốc được, không bị các nước khác xâm lấn, ăn hiếp hoặc là khống chế, thao túng.

Nên vì vậy cái chiến lược mà phát triển con người để trở thành những người tài giỏi là cái nỗi đau đáu chính sách, sách lược của quốc gia. Và vì không biết cách nào để cho con người ta thông minh lên nên hầu hết họ đều ép học sinh học nhiều. Học thêm bài thêm vở, thêm chương trình, thêm tiết. Rồi kết quả? Giỏi hơn thì chắc cũng có giỏi hơn một chút, nhưng mà có những kết quả đau lòng là học sinh tự tử. Bên Nhật là học sinh thường tự tử vì bị ép học căng quá, Hàn Quốc cũng vậy, và Việt Nam ta lác đác có một hai vụ, chỉ vì ép học nhiều quá. Tụi con có định tự tử chưa? Hy vọng chưa. Chưa, nay còn chưa.

Cho nên hôm nay ta nói chuyện với nhau để giải phóng điều đó, để làm sao ta vẫn đạt được cái học giỏi như là quốc gia, như nước nhà ta trông đợi, nhưng mà không cần phải học nhiều, học tàn tàn thôi. Thầy nhớ hồi xưa Thầy học có một buổi hà, học buổi sáng chiều về đi chơi, tối đi chơi. Chiều về đi lượm mấy cái trái về điêu khắc chơi, hoặc là đi tham gia mấy chương trình sinh hoạt, hoặc là lấy nhạc ra đánh, hoặc lấy thơ ra làm, học sơ sơ thôi mà tháng nào cũng hạng nhất, không sao hết. Hôm nay là ta đi tìm cái chìa khóa của sự thông minh, hôm nay ta nói với nhau điều này vậy. Trong đạo Phật thì có cái luật gọi là luật nhân quả, có cái nhân nào đó nó sẽ sinh ra cái quả kia.

Ví dụ như người mà hay bố thí, hay giúp người thì cái quả báo trở lại là họ được giàu có, như vậy. Cái người nào mà hay đem sức khỏe của mình ra để giúp đời thì được cái sức khỏe, là khỏe mạnh trở lại. Cái người nào hay cứu vật, cứu người thì người đó được cái may mắn, cái mạng, trong miền nam kêu là mạng lớn, không biết ngoài bắc kêu chữ gì. Thì cái người đó đi vào nguy hiểm không có chết bậy, có gặp tai nạn cũng vượt qua hết vì người này trong quá khứ đã từng hay cứu mạng con vật hay con người, nó có nhân quả. Cái người nào mà ác độc, hại người thì cái quả báo trở lại là cuộc đời mình nhận nhiều đau khổ, hoặc là chết bị đọa địa ngục, đọa làm súc sinh, làm chó, làm trâu gì đó

Trong đạo Phật có cái luật nhân quả như thế. Và cái sự thông minh, trí tuệ cũng vậy. Cái sự thông minh, trí tuệ là, trong đạo Phật có 2 câu chuyện về cái trường hợp này. Thời Đức Phật Ngài có nhận một người đệ tử đó là Culla Panthaka, tiếng Ấn Độ vậy, Culla Panthaka. Cái người này thấy anh mình xuất gia tu hành có kết quả ham quá, xin đi xuất gia luôn, cũng đi tu. Tu mà một bài kệ 4 câu các vị Trưởng lão dạy học hoài không thuộc, học tới câu thứ tư thì bắt đầu quên câu thứ nhất, nên khổ sở, đến nổi người anh quở trách, người anh mới nói nặng: Cả mấy tháng rồi mà em không học được một câu kệ, em không xuất gia được, thôi em đi về đi.

Mà người em thì quá yêu cái đời sống tu sĩ, không chịu về, mà ông anh thì ông chửi, ông trách nghiêm khắc như vậy. Cái người này mới đứng ngoài cái cổng của tinh xá khóc. Lúc đó Đức Phật đến, Ngài biết, Ngài giả vờ Ngài đi ngang Ngài hỏi: Con có chuyện gì mà con khóc? Bạch Thế Tôn . Con từ khi xuất gia đến nay các vị Trưởng lão dạy con 4 cái câu kệ mà con học không thuộc, học đến câu thứ tư con quên mất câu thứ nhất. Mà trong khi cái kinh mà Thế Tôn dạy trùng trùng bao nhiêu điều, mà 4 câu kệ đầu con học không được, nên anh con không cho con làm tu sĩ nữa, đuổi con về với thế tục. Đức Phật mới nói: Thôi bây giờ con làm việc này, nha.

Con hãy cầm cái khăn này. Đức Phật lấy trong túi ra cái khăn, thật ra là Ngài bằng phép chớ lúc đó Phật không có sẵn cái khăn, nhưng mà Ngài giả vờ, giống như một ảo thuật vậy, thò tay vào móc ra cái khăn liền. Cái khăn đó là làm bằng thần thông, chớ không phải là cái khăn có thật. Nói: Thôi con cầm cái khăn này, con hãy ngồi đây và sáng này con không đi đâu hết, con cứ ngồi nhìn nó cho Ta. Ông kia không cần phải học, cứ nhìn thôi, ông này nói: Cái này coi bộ dễ tu à, không có học coi bộ dễ tu. Ngài mới lên một phiến đá ngài ngồi ngài cầm cái khăn. Và do vì cái khăn đó bằng thần thông của Phật tạo ra, cho nên nó không giống như cái khăn mình, khăn mình mà cầm nguyên buổi thì không có chuyện gì xảy ra hết.

Nhưng mà vì cái khăn là cái thần thông của Phật nên ngài cầm một chốc bắt đầu từ từ nó đổi màu, nó vàng từ từ, nó úa đi. Từ cái khăn trắng buổi sáng Phật đưa, bắt đầu một lát từ từ nó úa dần, úa dần, úa dần, nó vàng, nó dơ, nó lấm, rồi bắt đầu nó cũ đi, chỉ trong một buổi sáng thôi mà nó cũ đi rất là nhanh, vì đó là thần lực của Phật mà. Ngài ngồi nói: À, mọi vật trên đời nó biến đổi nhanh quá nhĩ, cái gì rồi cũng thay đổi. Nghĩa là ngài không học kinh nữa, mà Ngài cứ ngồi ngài suy nghiệm cái gì rồi nó cũng thay đổi. Và Ngài thấy thân Ngài cũng thay đổi, lúc nào nó cũng sẽ già rồi nó chết. Lá trên cây xanh rồi vàng, rụng rơi, mọi thứ trên đời thay đổi, Ngài ngồi ngài nghiệm cái lý tất cả thay đổi, tất cả đều vô thường, không có cái gì tồn tại vĩnh viễn.

Ngài nhập định, nguyên buổi chiều đó ngài nhập định, ngồi bất động rồi chứng đạo luôn. Khi chứng đạo rồi trí tuệ mở ra trở lại, Ngài thuyết Pháp như mây như mưa thành một vị Alahán luôn. Đó là một chuyện. Chuyện thứ hai là Đức Phật có một vị đệ tử là ngài Ananda, là em họ của Phật, sau này xuất gia theo Phật. Thì ngài Ananda này có một cái đặc biệt là từ nhỏ cho đến lớn, đến khi chết không bao giờ có bịnh. Sau này ngài đi theo làm hầu Đức Phật, làm thị giả bên cạnh Đức Phật. Nhưng mà ngài có cái trí tuệ đặc biệt thế này: Ngồi mà nghe Phật nói rồi, một câu kinh hay cả nguyên một bài kệ dài, vĩnh viễn không bao giờ quên.

Sau này khi Phật nhập Niết Bàn thì lúc đó 500 vị đại đệ tử, Thánh tăng Alahán mới tập hợp lại trong cái hang để kết tập lại hết, tổng hợp lại hết toàn bộ lời dạy của Phật. Thì chỉ có một người duy nhất có thể nhớ hết, đó là ngài Ananda. Nhưng mà vì ngài Ananda chưa đắc Alahán cho nên các vị Thánh tăng không cho vào cái hang này, mới nói thế này: Tất cả chúng ta sẽ ngồi đây nhập định, chờ chừng nào Ananda đắc đạo Alahán mới được bước vào cái hang này. Thế là đuổi ngài Ananda đi ra, và các Ngài phất tay một cái, cái cửa hang đóng lại bằng những tảng đá lăn ra đóng kín cửa hang lại liền. Và 500 vị Alahán ngồi nhập định bất động trong đó.

Ngài Ananda lòng thì sốt ruột, nếu mà mình không đắc đạo, không vào đó được thì 500 vị đó ngồi cho tới chết luôn. Nên bắt đầu Ngài cứ đi tới đi lui, ngồi thiền rồi đi kinh hành, ngồi thiền đi kinh hành. Thì lúc đó có một trường hợp là lúc đó Ngài quá mệt rồi, đêm xuống Ngài quá mệt, không giữ, không kềm người được nữa, Ngài mới ngã lưng xuống để nằm nghỉ. Mà lúc Ngài vừa ngã xuống, cái lưng chưa chạm cái giường, thì Ngài hoắc nhiên một cái bừng lên chứng Alahán luôn, Ngài thành một vị Thánh. Ngài đứng dậy ngài dùng thần thông Ngài đi về cái hang, đi xuyên qua cái tảng đá đi vào trong luôn. Là lúc đó 500 vị Alahán biết ngay là Ngài đã đắc đạo rồi, mới có thần lực mà đi xuyên qua cái phiến đá luôn.

Cái cổng hang đó là các vị Alahán dùng mấy phiến đá chận lại, Ngài đi xuyên qua phiến đá đi vào. Thế là Ngài đường bệ tuyên thuyết lại hết toàn bộ kinh điển của Phật, những gì Phật đã dạy trong suốt 45 năm Ngài nhớ hết không sót chữ nào. Và lúc mà Phật còn sống nhiều vị tỳ kheo có hỏi Đức Phật, nói: Bạch Thế Tôn, tại sao Đại Đức Ananda có thể mà có cái cường ký thông minh đến mức độ như vậy? Là Phật nói cái gì nhớ hết, mấy chục năm qua nhớ hết. Đức Phật mới nói: Cái này từ cái nhân duyên của quá khứ. Vào một kiếp rất lâu xa, thì lúc đó vào cái thời Đức Phật xưa nữa, Đức Phật trước đó nữa, Đức Phật cũng đi giáo hóa vậy đó, có nhiều vị xuất gia tu hành.

Thì ngài Ananda này là một người giàu có, cái ông trưởng lão giàu có này có một cái hạnh rất đặc biệt là cứ giúp cho những vị tu sĩ học. Nghĩa là Ngài đem viết, đem vở, đem gạo, đem cơm, tất cả mọi phương tiện để giúp cho chư Tăng được học. Vì cái nhân quả đó nên Ananda cứ sinh hết kiếp này tới kiếp kia, luôn luôn là thông minh. Đó là cái nhân quả trong đạo Phật. Còn trở lại cái chuyện Châu Lợi Bạn Đặc, thì lúc mà khi ngài đắc đạo Alahán rồi, có nhiều người mới hỏi Đức Phật: Là bạch Thế Tôn, tại sao Đại Đức Châu Lợi Bạn Đặc này, Culla Panthaka này, trước kia là không học nổi một bài kệ. Mà chỉ trong một buổi sáng đến buổi chiều chứng Alahán, rồi thông minh, trí tuệ tuyệt vời.

Đức Phật mới nói: Cái nhân duyên ở những kiếp trước cũng vậy, Culla Panthaka là một người rất trí tuệ, chớ không phải là người ngu si. Nhưng mà vì lỡ miệng, lỡ miệng sao? Lúc đó có những người huynh đệ họ dốt, họ kém trí tuệ, thì Culla Panthaka ở kiếp đó mới buộc miệng chê một câu, buộc miệng chê là mấy người dốt quá. Chỉ vậy thôi, vậy mà bây giờ mắc cái quả báo mấy kiếp liên tiếp không nhớ gì hết, không học gì được hết, đó là cái nhân quả. Trong cuộc đời Đức Phật giáo hóa có hai trường hợp, một người rất thông minh và một người không thể học được cái gì vậy, nhưng sau này cả hai vị có cái kết cục tốt, là happy end, là đều đắc đạo.

Bây giờ chúng ta cũng vậy, để có thể khai mở tâm trí mình, làm sao cho học giỏi, thông minh thì ta cũng phải có phương pháp. Nó có nhiều cái cách, thứ nhất là nói phương pháp hiện tại là tụi con phải ngồi thiền. Vì ngồi thiền tâm thanh tịnh làm cho tụi con sáng ra, thông minh ra, đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai, tụi con phải luyện khí công. Tại vì khi cái khí công mà nó tích tụ được ở đan điền, thì nó lại hỗ trợ cho bộ não sáng ra. Đó là sự luyện tập, bí quyết của người xưa đó. Nên tất cả những người xưa, những bậc thiền sư đều giỏi võ và họ đều có cái nội lực ở đan điền, nên bộ não họ cực kỳ sáng suốt.

Cái sự liên quan này đến nay y học tây phương vẫn chưa tìm ra, nhưng bên đông phương họ biết điều này rất chắc, là phải luyện nội công, cái lực mà tích được đan điền thì tự nhiên bộ não sáng ra. Chớ không phải tập trung bộ não, không phải quan sát tìm cái gì trên não để khai bộ não, mà chính là tích được cái lực ở đan điền thì bộ não sáng ra. Còn khi ngồi thiền cũng vậy, tâm lắng xuống, không suy nghĩ, đầu óc trống không như vậy mà sáng như vậy thì trí tuệ nó phát sinh ra. Đó là hai cái luyện tập, đồng thời nó là một sự kết tụ của cả đạo đức trong đời sống nữa. Trong đời sống ví dụ như tụi con giúp bạn học, tụi con quí kính những cái người học giỏi và giúp đỡ những người học kém.

Thì đó là cái nhân quả phúc đức trong suốt cái cuộc sống của mình để làm cho mình khai mở. Nếu từ ngày hôm nay 13/3/2012, nếu năm nay mà không tận thế như người ta đồn, và kể từ hôm nay lát nữa Thầy sẽ hướng dẫn tụi con ngồi thiền và tập khí công. Và tụi con ráng sống một đời sống đạo đức, thương người, giúp người, thì 3 năm sau tụi con trở thành học sinh giỏi hết. Nếu tụi con thực hiện đúng như Thầy nói, ngồi thiền, tập khí công, sống đạo đức, yêu thương mọi người, hiếu kính cha mẹ, tôn trọng thầy cô. 3 năm sau mà tụi con vẫn không học giỏi thì tụi con hãy đến chùa này tìm Sư cô trụ trì và bắt đền cho Thầy nha, còn Thầy thì trong miền nam, Thầy không dính líu gì đến.

Thầy nói đùa thôi, chớ sự thực nếu tụi con thực hành đúng như Thầy, tụi con học khá lên liền.. Hồi đó có cái chuyện mà hôm vừa rồi Thầy mới kể trong chỗ làng Lai Thượng gì đó.. Có cái xóm đó có mấy đứa nhỏ nó sinh ra trong những gia đình nghèo,. cha mẹ thất học và cái xóm đó cũng là cái xóm quậy, ma túy đồ tùm lum, ở trong Sài Gòn.. Mà xóm đó gần cái chùa,. mà chùa đó thì không có Thầy tu, cho nên là mấy đứa nhỏ hư hỏng.. Rồi không biết sao có một cái người họ biết giáo lý của chùa Phật Quang của Thầy,. họ mới đem mấy bài kinh tụng về cho mấy đứa nhỏ,. kêu mấy đứa nhỏ lại chùa đó, mỗi đêm bắt tụi nó tụng cái bài Lời khấn nguyện,. bắt tụi nó lễ Phật, chớ lúc đó cũng chưa biết ngồi thiền, nếu mà. Thầy biết Thầy đã lại dạy tụi nó ngồi thiền rồi, không biết,. tụi nó chỉ có làm một điều đơn giản là lễ Phật,.

Rồi tụng cái bài Lời khấn nguyện. Vậy mà nửa năm sau, từ những đứa học sinh yếu kém, dưới trung bình, bỗng nhiên thành tích đem về là khá hết, gia đình rất là ngạc nhiên cũng không hiểu tại sao? Rồi cái người Phật tử mà kêu mấy đứa nhỏ lại tu mới đến báo cho Thầy biết là cái kết quả kỳ lạ. Lúc đó mới biết là Phật Pháp nhiệm mầu, luật nhân quả thật sự là vi diệu. Còn ở đây Thầy dạy tụi con đàng hoàng, có phương pháp, ngồi thiền, tập khí công và nhắc tụi con cái đạo đức trong suốt cuộc sống này. Thì vài năm sau tụi con nâng cái trí tuệ mình lên hết. Đây là điều mà Thầy bảo đảm, chỉ sợ tụi con làm sai rồi đến tụi con bắt đền Sư cô đây thì kẹt, nha.

Nhưng mà để tụi con hiểu rồi mới thực hành được, là tại sao ngồi thiền mà khai mở trí tuệ? Ở trong đạo Phật có cái câu thế này: Giới sinh định, định sinh tuệ. Định tức là thiền định, là tâm hư không. Mà muốn đạt được cái thiền định thì một đời sống phải hết sức là trong lành, trong sạch, gọi là giới. Đời sống trong sạch mới được cái tâm thiền định, và khi có cái tâm thiền định rồi thì trí tuệ phát sinh, là Giới sinh định, định sinh tuệ. Đó là cái công thức trong đạo Phật. Mà tại sao cái bộ não ta khi nó thanh tịnh thì nó lại thông minh? Vì lý do thế này: Để gọi là thông minh thì các tế bào não, các tín hiệu giữa các tế bào não nó lan truyền rất là nhanh, nó lan truyền từ cái trung khu này, từ khu vực thần kinh này qua khu vực thần kinh kia và phản hồi qua lại rất là lẹ, thì người đó được gọi là thông minh.

Còn nếu ta nhìn vào trong bộ não của một người mà cái tín hiệu phát từ cái chùm não nó phát đi nó bị vướng, nó không lan tỏa nhiều thì người đó nghĩ không ra vấn đề gì hết, người đó suy luận không ra, cũng không có sáng kiến nữa. Còn cái người nào tỷ như một ý niệm khởi lên ở một cái vùng não, bỗng nhiên nó lan tỏa rất là nhanh khắp nơi, nó phản hồi lại rất là lẹ. Thì người đó trong chớp mắt nghĩ ra rất nhiều điều, sáng tạo ra rất nhiều điều, moi móc, khai phá ra rất nhiều điều. Ta gọi đó là người thông minh. Cũng giống như là khi những dữ liệu đi vào não người đó, đi qua tai, qua mắt người đó thì nó được chứa lại chớ không bị xóa, nó nằm lại đâu đó.

Và khi cần ta lấy ra trở lại, ta truy xuất ra trở lại rất là lẹ. Thì gọi là người đó có trí nhớ. Còn ta không có trí nhớ là gì? Những dữ liệu đi vào mắt vào tai ta, ta học được, ta nghe được nó đi vào, có khi nó không có đến được chỗ bộ phận lưu trữ. Hoặc là nó vào rồi ta truy xuất ta lấy không ra, ta chìm, ta quên mất. Gọi là quên đó, học rồi mà quên, không nhớ nữa. Quên không có nghĩa là nó đã bị xóa, quên có nghĩa là ta tìm không thấy nó nữa, truy xuất không tới nữa. Giống như trong cái máy tính của tụi con vậy, tụi con cất một cái file rồi tụi con không biết ở đâu để lấy nó, phải không? Quên mất cái địa chỉ, mò mò hoài, tìm không ra, mà bộ phận mình gõ sao sao, mình cũng không nhớ cái tựa nó luôn để mà gõ, nhớ áng áng mà gõ không ra, không biết cái tên của cái file đó gõ tìm không ra, lục không có địa chỉ, mà giấu đâu kín mít luôn.

Gọi là quên nhưng sự thật nó còn nằm ở trong đó.. Cũng vậy, dữ liệu trong não mình nó nằm đâu đó,. mà khi tụi con tìm, tìm không ra, gọi là quên, cũng gọi là mình kém thông minh.. Nhưng mà dữ liệu không mất.. Và sự suy luận, sáng tạo cũng vậy,. cái tín hiệu não nó đi nó bị vướng, không lan tỏa nhiều,. làm tụi con nghĩ không ra gì cả.. Nên cái vấn đề khi bộ não thanh tịnh, các tín hiệu của các tế bào não nó lan đi rất là nhanh,. mà nó không bị đụng với những cái xung động khác.. Cái bộ não mà động loạn là luôn luôn nó có những xung động của tín hiệu. nó lan truyền bừa bãi ở trong não.. Cho nên khi mà có một điều ta cần phải suy nghĩ,. thì điều đó bị vướng phải, bị đụng phải. bởi những cái tín hiệu của những suy nghĩ loạn động khác,. cho nên nó phá lẫn nhau, và cái tín hiệu não mà tụi con cần phải suy nghĩ.

Nó không đi đâu được nữa, nó bị phá mất. Thầy nói cái này tụi con hiểu không? Hơi bị cao cấp. Quí Phật tử hiểu không? Mấy bà già hiểu đó. Quí Phật tử ngoài kia hiểu không ạ? Thầy dòm mặt tụi con ngơ ngơ Thầy nghi quá, Thầy phải nói lại. Cái suy nghĩ nó gồm nhiều loại, khi mà tâm mình động, như tụi con đang ngồi nghe Thầy nói, đâu phải là trong não tụi con không có suy nghĩ, cũng đang suy nghĩ tùm lum chuyện phải không? Vừa nghe thì nghe mà nó nghĩ đủ thứ chuyện trên đời, đang ngồi mở mắt nhìn Thầy, miệng mở há hóc ra nghe Thầy, nhưng mà trong sao? Vẫn bánh bao, hủ tiếu, tào hủ, vi tính, áo đẹp, quần bò, game ghiết gì, má cho cái xe này, anh cho cái bánh kia, con nhỏ kia nó giựt mình mấy món tiền Nghĩa là mắt thì nhìn Thầy, miệng hả nghe nhưng mà trong lòng đủ thứ chuyện, đúng không ạ? Đúng.

Thì bây giờ ví dụ như tụi con có một chuyện phải suy nghĩ, thì nó cũng là những tín hiệu rung xung động thần kinh. Nhưng mà cái xung động nó phát ra nó đụng phải cái gì? Đụng phải bánh bao, hủ tiếu, phở bò, bún riêu gì đó cái nó phá. Cái tín hiệu không đi đâu được nữa, nó đứng lại một chỗ, nên không thông minh. Còn cái người mà họ có thiền định, những tư tưởng tạp loạn nó lắng xuống hết, mở đường hết. Mỗi khi tụi con có một việc cần phải suy xét, tín hiệu nó đi suôn hết, nó đi thông hết. Nghĩa là trong tích tắc, mình không dùng cái chữ một giây, một giây nó chậm lắm, nghĩa là trong một phần của 50 giây, tín hiệu nó lan một cái vèo qua mấy tỷ tế bào thần kinh não liền.

Do đó trong đó là rất nhiều cái vấn đề nó được nhìn ra, nó thấu đáo ra. Còn cái tư tưởng mà tạp loạn đủ thứ, bên này bắn qua, bên kia bắn lại, những tín hiệu não nó chạy tùm lum, cứ bánh bò, bánh tiêu, bánh hỏi gì đó, bánh giò nó chạy tùm lum. Thì bây giờ có một vấn đề toán học khi mà nó khởi lên, đi vào đụng bánh bò, qua bên nay đụng bún riêu, trở lại đụng phở, quay trở lại đụng xe, quay bên kia đụng áo, thôi đứng một chỗ luôn, nó không thèm suy nghĩ nữa. Đó là lý do mà cái tâm động loạn làm cho người ta mất thông minh. Nên việc mà trong kinh Phật nói: Định sinh tuệ, thiền định lắng xuống, trí tuệ phát sinh, là một điều hết sức khoa học.

Do đó lát nữa tụi con phải ngồi thiền để bắt đầu tập lắng tâm lại, nha. Mà việc ngồi thiền cũng vất vả lắm chớ không phải không. Nghĩa là để tập thành công tụi con phải 30 năm, nhưng mà khi chưa thành công trí tuệ bắt đầu phát sinh, như vậy. Hồi xưa Thầy cũng vậy, lúc mà Thầy mới biết ngồi thiền, thì Thầy cũng chưa có thành công thiền, mà chỉ một tuần sau tự nhiên Thầy thấy thấy Thầy khác liền. Trong khi Thầy mới bắt đầu học thiền, chưa hề có kết quả, còn đang còn vất vả chiến đấu với những vọng tưởng của mình, mà bắt đầu trí tuệ đã phát sinh, rất lạ như vậy. Nghĩa là ông thầy ổng giảng trên lớp, ổng nói câu thứ nhất, Thầy biết câu thứ hai ổng sắp nói điều gì, ổng nói ra toàn những câu Thầy biết trước hết trơn.

Và như vậy là sao? Thầy có hiểu bài không? Thầy đã hiểu trước khi ông thầy giảng xong. Như vậy có giỏi không? Quá giỏi. Và sau đó thì sao? Thế là Thầy phải phụ đạo lại cho bạn mình. Thầy hay kể chuyện này, Thầy nhớ một lần đó vậy, lúc đó Trung Quốc đang đánh Việt Nam ở biên giới phía bắc. Và cái bài học đó là bài học trong cái giáo trình ghi là học 30 tiết, dầm liên tục, một cái dầm mà nó đúc từ cái đà này đi qua đà kia, nó không phải là từng khớp ngắt, mà nó đúc liên tục, liên tục qua như vậy, nó từ nhiều cái gối gối như vậy đó. Tính lực rất là phức tạp, chỗ nào tự nhiên lực nó bị đẩy lên, chỗ kia lực nó chủng xuống, chỗ đó lực nó cắt lên, chỗ kia lực nó cắt xuống, cái lực tính rất là phức tạp.

Mà bài vở cái giáo trình, sách ghi rõ là 30 tiết, mà ông thầy ổng chỉ dạy có 3 tiết, ổng nói như gió thổi mây bay, bởi vì hình như Trung Quốc đánh sắp tới hay sao không biết. Ổng đứng ổng cứ nói ào ào, bị ông thầy đó cũng dạy giỏi, mà hôm đó bị ép, nhà trường nói là bài này chỉ được học 3 tiết, bỏ sạch 27 tiết bỏ luôn. 30 tiết mà giảng trong 3 tiết, tụi con hiểu nổi không? Không ai hiểu nổi, Thầy cũng không hiểu luôn. Ổng cứ nói nói xong 3 tiết ổng đi xuống, xong rồi, cả lớp ngơ ngơ nhìn nhau, không ai biết, Thầy cũng không hiểu luôn. Thế là khi Thầy đi về, lúc đang đợi xe, Thầy ngồi Thầy lật cái cuốn giáo trình, Thầy bình tĩnh Thầy đọc lại từng trang, từng trang, đọc chậm chậm, chậm chậm.

Mà một bài nó dầy một xấp tập vầy, chớ không phải là một bài chỉ có hai ba trang giấy, mỗi một bài học một xấp thế này. Thầy cứ ngồi kiên nhẫn Thầy đọc từng tờ, từng tờ, đọc suốt một tiếng rưỡi hết và Thầy nắm chắc lại không sót cái điều gì nữa. Thầy về thăm nhà xong trở lên tập hợp lớp lại, Thầy giảng lại cho lớp 3 tiếng đồng hồ và cả lớp hiểu hết luôn, bắt đầu mới đi vào làm kiểm tra mà thi được. Lúc đó Thầy cũng ngạc nhiên Thầy nữa: Ủa, sao bữa nay mình thông minh quá vậy nè? Bữa trước thấy ngu lắm mà, nay sao thông minh? Thầy ngồi Thầy nghĩ: À, thì ra bắt đầu mình đã ngồi thiền, mấy hôm nay tối nào, sáng nào Thầy cũng bí mật Thầy ngồi thiền và thấy rõ ràng, lúc đó Thầy mới tin: Đúng rồi, người ta nói ngồi thiền thông minh là điều có thật.

Nên hôm nay Thầy truyền lại cho tụi con cái bí quyết này để sau này tụi con giỏi hơn Thầy hết nha, giỏi hơn Thầy, tụi con nếu mà đi tu sẽ giảng hay hơn Thầy. Đó là cái lý do ngồi thiền. Bây giờ nói khí công, tại sao mà tích lực ở đan điền thì bộ não sáng ra? Đây là một cái điều khám phá của đông phương, mà tây y thì không biết. Theo đông phương là như thế này, ví dụ cái cơ thể mà tụi con nhìn thấy đây là cơ thể của vật chất. Trên này là tóc, trong này là xương, thịt, gân, não, các tế bào, cấu trúc của tế bào, cấu trúc của mạch máu, cấu trúc của những chất dịch, cấu trúc của những nội tiết tố, cấu trúc của xương, của gân.

Đó là con mắt nhìn của tây y bây giờ, của y khoa bây giờ. Nhưng mà người đông phương ngày xưa họ nhìn một con người, họ không nhìn cái đó à, họ nhìn cái cấu trúc những đường lực vô hình tạo thành một con người. Họ nhìn vô con người, họ không nhìn cái hình hài này, mà họ nhìn cái cấu trúc có một cái lực vô hình từ đầu xuống chân nó đang chạy trong đó. Họ gọi là cái luồng khí lực. Và những con người mà họ có con mắt độc đáo gọi là thần nhãn, khi họ nhìn một con người họ thấy cái vùng lực đó yếu, họ biết bộ phận đó đang bịnh. Hay cái vùng lực đang kém, cái vùng khí lực đang kém biết bộ phận đó đang yếu.

Ví dụ nhìn một người, tự nhiên thấy cái vùng lực dưới chân nó, nó nhạt nhạt thì họ biết người này có đôi chân yếu và thận người đó suy, người này hay bị mỏi chân, đau khớp, nhức những bắp. Hỏi ra đúng liền, không trật. Chỉ nhìn cái khí đó thôi, chứ họ không phải khám phải trích lấy máu hoặc là lấy đo, xẻ mổ ra coi, không có, họ chỉ nhìn cái lực chạy như thế nào thôi. Và trong cái cấu trúc lực đó nó có một cái bí quyết thế này: Khi đan điền, cái huyệt đan điền là cái huyệt mà dưới rốn khoảng 3 phân, nó có một cái chấm nhỏ, nếu nơi cái đan điền đó mà đầy lực thì bỗng nhiên nguyên cái bộ não sáng lên.

Cho nên muốn bộ não tốt không phải là tập trung cái lực cho bộ não,. mà kích động cái huyệt đan điền. thì cái bộ não sáng lên.. Cái bí quyết này, giống như tụi con muốn cho lửa cháy thì tụi con làm gì?. Đổ xăng dưới cái bình, đổ xăng dưới bình thì lửa dưới này nó cháy đều, cháy mạnh.. Chớ không phải là muốn lửa cháy tụi con khè lửa vô, không phải,. không phải là muốn lửa cháy khè lửa vô, mà lại là rót dầu vào dưới bình.. Thì cũng vậy, muốn cái đầu sáng thì không phải lo cái đầu, mà chính là lo ở dưới đan điền.. Đây là một cái văn minh mới lạ,. nói là mới lạ chớ nó rất là cũ, nhưng mà rất là độc đáo.. Còn chúng ta thấy các khoa học bây giờ là. muốn tìm hiểu xem con người cái bộ não hoạt động thế nào thì cứ nhìn vô bộ não không hà,. đem bộ não ra scan coi từng tế bào nó chạy,. cái tín hiệu nó phát ra như thế nào?.

Rồi buồn quá, không được nữa thì chẻ, mổ nó ra coi làm sao? Đến nổi nhà bác học Einstein chết rồi ổng nói hiến cái bộ não cho y học, thì người ta đem bộ não ra dòm thì nó cũng như vậy thôi. Còn bên đông phương, không, họ nhìn cái cấu trúc lực và phát hiện ra một điểm ở dưới đan điền này là nó đốt cho cái bộ não sáng lên. Do đó ta phải tập khí công. Cách tập khí công như thế nào mà tích lũy lực ở đan điền, đây là một bí quyết mà người ta giấu rất kỹ ở những cái phái võ, không có dạy. Vì sao không đem ra dạy? Vì nếu dạy ra ngoài mà ai mà kiên trì, kiên nhẫn tập luyện thì họ phát sinh được những lực phi thường, họ nhảy một cái lên nóc nhà.

Mà những người đó mà phát tâm mà đi ăn trộm thì không ai chịu nổi. Nhưng mà Thầy đã cãi lại cái nguyên tắc giữ bí mật, hôm nay Thầy sẽ dạy tụi con và hy vọng là tụi con đừng đi ăn trộm. Nói thì nói chớ thật ra để có thể búng một cái nhảy lên nóc nhà thì tụi con tập phải khổ lắm chớ không phải là dễ đắc khí đâu. Đó là cái thứ hai về khí công. Cái thứ ba Cái thứ ba là cái nhân quả tội phước, nhân quả tội phước là tụi con sống với một cái đạo đức làm cho khiến nó khai mở cái tâm linh mình ra, khai mở trí tuệ ra. Bằng cách gì? Bằng cách lúc nào cũng mong cho bạn mình học giỏi hơn mình. Nhớ, tụi con ghi giùm Thầy cái câu trong đầu: Lúc nào cũng mong cho bạn mình học giỏi hơn mình.

Cái tâm lý của ta là cứ sợ người khác giỏi hơn mình, thì tụi con càng lúc càng ngu. Còn tụi con có được cái ý niệm mong cho bạn mình giỏi hơn mình thì tụi con càng lúc càng có trí tuệ. Hồi lúc mà Thầy mới đi tu vậy, thì tuy là mới vào chùa làm tiểu, mà Thầy đã rất là giỏi giáo lý, ai hỏi gì Thầy cũng trả lời được. Quí Thầy trong chùa cũng ngạc nhiên vì Thầy mới làm tiểu hà, nhưng mà rất là uyên bác, giỏi giáo lý. Và Thầy cứ sợ là nếu sau này Thầy gặp người giỏi hơn nữa thì cái tâm lý gì sẽ phát sinh? Thầy có khó chịu hay không? Và Thầy rất sợ cái khó chịu. Ví dụ ai cũng giỏi nữa cái mình khó chịu, vậy là mình là loại người gì? Kém đạo đức, tâm ích kỷ, hẹp hòi, đố kỵ.

Và nếu một người mà sống, đi tu mà tâm hẹp hòi, ích kỷ, đố kỵ thì vất đi, không làm thầy ai được. Thầy cứ lo mà Thầy không biết thế nào. Lúc đó mấy thầy mới giao cho Thầy là mỗi sáng phải lên lau quét chánh điện, làm hương đăng. Thầy cứ lên lau quét chánh điện, lau tượng Phật, lau dưới sàn nhà, quét đồ vậy. Lúc đó Thầy mới niệm, Thầy mới nguyện với Phật: Nguyện trên chư Phật gia hộ cho con, làm sao cho tất cả những huynh đệ chung quanh con đều giỏi hơn con. Khi Thầy nguyện xong Thầy thấy tâm Thầy nó vỡ ra, hết lo, sau này mà ai giỏi hơn mình thì mình sao? Mình mừng. Ồ, thấy như vậy, Thầy cứ vậy mà Thầy sống.

Rồi sau này khi Thầy vào những cái chúng to vậy, Thầy cứ tìm cách Thầy hướng dẫn huynh đệ Thầy. Ví dụ cái người đó họ yếu mặt nào Thầy hướng dẫn cái mặt đó. Có những người đi tu sự thực cái văn hóa còn thấp lắm, sau này thì giáo hội bắt buộc là phải tốt nghiệp lớp 12 để mà học thêm. Còn vào cái thời xưa thì ai có căn cơ, có phát tâm chút chút được là ông thầy ổng nhận cho đi tu, nên có nhiều người bước vào đạo mà trình độ văn hóa còn kém. Và khi trình độ kém thì sự thực là học kinh điển rất là vất vả. Thế là Thầy đến huynh đệ đó Thầy hướng dẫn hết, Thầy nói ngon nói ngọt cái Thầy đầu tiên bắt luyện chữ viết cho đẹp, Thầy nói cái giá trị con người đầu tiên là chữ viết, chữ viết mà xấu bỗng nhiên mình giá trị cũng bị thấp nữa.

Tụi con có đồng ý với Thầy không? Ví dụ gặp ai mà thấy viết chữ đẹp mình cũng hơi nể phải không? Thấy người này có văn hóa. Còn viết chữ mà nó xiên qua nó ngã lại, nó xấu, bỗng nhiên mình cũng ngờ ngợ, mình nghi ngờ người này, cho nên Thầy bắt viết chữ đẹp. Sau khi viết chữ đẹp xong, Thầy bắt đặt từng câu ngắn ngắn, tập viết văn, rồi cho tới những câu dài, rồi bắt viết nguyên đoạn văn, sau cuối cùng Thầy bắt viết nguyên một tác phẩm luôn. Thầy tạo điều kiện làm sao lấy kinh lấy điển, hồi đó khó có kinh điển, lúc không có kinh điển nhiều, hồi thời xưa khó lắm. Thầy cứ đi mày mò xin đánh máy, viết tay đồ để đem kinh điển về cho huynh đệ mình học.

Trong đầu lúc nào cũng mong là huynh đệ mình giỏi hơn mình, đúng như cái lời ước nguyện. Nhưng mà không biết ai giỏi hay không giỏi, chớ Thầy cứ giỏi lên ào ào. Cái nhân quả nó vậy, mình muốn người ta giỏi thì người ta chưa kịp giỏi mình đã giỏi, đó là lý do vậy đó. Rồi sau này khi Thầy đi thuyết Pháp vậy, thì Thầy nghĩ: Ôi, ai cũng thuyết được, đâu phải mình mình thuyết, nên Thầy gặp Thầy nào Thầy cũng kêu: Thầy đi thuyết Pháp đi, chớ đi làm trụ trì chùa mà không thuyết Pháp là có lỗi với Phật. Gặp ai Thầy cũng kêu thuyết Pháp tại vì Thầy nghĩ đó là bổn phận chung và ai cũng thuyết được. Sau đó một thời gian Thầy mới phát hiện ra là không phải ai cũng thuyết Pháp được, có những người lên thuyết Pháp người ta không nghe được, người ta chán, thế này thế kia.

Sau đó Thầy mới ngồi Thầy suy nghĩ lại, Thầy nói: Ồ, như vậy thuyết Pháp cũng khó nha chớ không phải dễ. Thế là khi Thầy được mời dạy cho Tăng Ni sinh ở một cái trường trung cấp Phật Học, Thầy phải soạn nguyên một cái giáo trình về cái cách thuyết Pháp. Và mấy năm sau khi Thầy gặp lại những người học trò đó, thì quí Thầy quí Cô nói câu này: Tụi con học với Thầy xong, bây giờ đi về chùa tụi con ai cũng thuyết Pháp được hết, làm cho Thầy rất là mừng. Thì cái nhân quả như vậy, là nó đổi lại Thầy gì? Thầy cứ tiếp tục thuyết pháp ổn định mà do là cái tâm Thầy lúc nào cũng muốn người khác giỏi hơn mình.

Và Thầy nghe đâu ở trên bầu Trời của Phật giáo này bỗng nhiên xuất hiện một nhân tài, là Thầy cứ khấp khởi Thầy mừng: À, vậy là trong đạo Phật có thêm một người giỏi rồi, ta hy vọng hy vọng là có những người giỏi để hoằng dương được chính Pháp, cái lòng Thầy cứ như vậy. Hôm nay là Thầy cũng nói hết tâm cang của Thầy, Thầy truyền cho tụi con. Và bây giờ trong cái gần, đầu tiên tụi con suy nghĩ giùm Thầy một điều: Mong cho bạn bè mình giỏi hơn mình. Đó là cái chìa khóa đầu tiên, tụi con làm được không? Không mất 50 xu nữa, không mất 1 đồng nhỏ mà cái phúc thì vô cùng lớn. Tụi con không tốn 1 đồng nào để suy nghĩ điều đó nhưng mà cái phúc là vô tận.

Rồi sau này tụi con lớn lên, tụi con đi ra ngoài tụi con làm việc, trong đầu tụi con cũng phải tiếp tục suy nghĩ câu đó giùm Thầy: Mong sao cho những đồng nghiệp của mình giỏi hơn mình, được không? Sao tụi con nhìn Thầy ngơ ngơ vậy Trời? Mong sao cho đồng nghiệp mình giỏi hơn mình, cứ vậy, thì cái kết quả là gì? Kết quả là sự thực nhiều khi bạn mình chưa kịp giỏi, đồng nghiệp mình chưa kịp giỏi, mà mình thì cứ giỏi lên ào ào bởi cái suy nghĩ đó quá tốt đi, cái suy nghĩ đó quá tốt đi nên nó khai mở trí tuệ mình ra. Mà tụi con phải suy nghĩ thật lòng nha, suy nghĩ thật lòng là mong cho bạn mình giỏi hơn mình, mong cho đồng nghiệp mình giỏi hơn mình thật lòng.

Chớ đừng có nghĩ là ông thầy ổng nói mình nói là mong cho bạn mình giỏi hơn mình, thì mình sẽ học giỏi hơn nó nha. Nếu con nói thêm câu thứ hai đó nữa rồi tiêu, tức là mình không thật lòng, phải thật lòng, thật lòng mong cho bạn mình giỏi hơn mình, đó là ý nghĩ. Sau ý nghĩ là tới cái gì? Hành động. Hành động là giúp đỡ thật sự, là bạn mình yếu kém cái gì mình giúp đỡ, bạn mình thiếu thốn cái gì mình giúp đỡ. Nhiều khi nó thiếu cây viết, tụi con chia bớt một cây viết, được không? Bạn mình thiếu vở mình dám tặng cuốn vở cho bạn mình học không? Rồi còn một cái nhân quả nữa là trong cuộc sống này đối với những bậc vĩ nhân của thế giới và của dân tộc, tụi con phải hết lòng kính trọng.

Cái tình cảm nó quan trọng lắm, cái tình cảm mà kính trọng những bậc vĩ nhân nó làm khai mở tâm trí, làm cho tụi con chuẩn bị trở thành một người vĩ nhân kế tiếp. Có thể kiếp này chưa thành, nhưng một kiếp nào tụi con sẽ thành vĩ nhân. Vì sao? Vì mình biết kính trọng các vĩ nhân.’ Còn ví dụ bây giờ tụi con đọc lại cái sử của các vĩ nhân, ví dụ Einstein, Pasteur hay Descartes, rồi bao nhiêu những nhà bác học lừng danh, tụi con đọc mà đọc thấy thích thích rồi thôi, tụi con không bao giờ giỏi được. Khi tụi con đọc lại những cái lịch sử các vĩ nhân đó, lòng tụi con phải kính ngưỡng, phải tôn sùng. Và những anh hùng, những danh nhân của dân tộc cũng vậy, tụi con đọc đến nhân vật Lê Quí Đôn, tụi con đọc đến Mạc Đỉnh Chi, tụi con đọc đến nhân vật Trần Hưng Đạo

Lòng tụi con phải yêu kính thật sự. Chính cái tình cảm mà yêu kính những bậc vĩ nhân đó nó khai mở tâm trí tụi con ra, là cái nhân đó để tụi con trở thành vĩ nhân. Kiếp này chưa kịp làm vĩ nhân nhưng đã là một người tài giỏi. Nhưng mà cái lòng yêu kính đối với các vĩ nhân đó mà nuôi dưỡng mãi, thì một kiếp nào đó tụi con phải trở thành vĩ nhân, và tên tuổi để lại trong lịch sử loài người. Đó là nhân quả chắc chắn như vậy. Do đó cái tình cảm cao đẹp mà ta dành cho các bậc danh nhân, các bậc vĩ nhân, đó chính là cái nhân để tạo nên sự thành công lớn lao cho đời ta. Thì tụi con để ý thấy, ví dụ cũng là học sinh, sinh viên với nhau, nhưng cái đứa nào mà đối với các vĩ nhân lòng nó lạnh nhạt, coi thường, hời hợt.

Tụi con yên chí một điều, tụi nó sẽ sống tầm thường, chẳng tài nghệ gì và sau này có thành công cũng tạm bợ. Còn đứa nào mà đối với những danh nhân, những vĩ nhân của thế giới, của dân tộc, mà thấy nó có cái lòng yêu kính sâu sắc, tụi con tin đi, sau này nó làm lên chuyện lớn đó. Cái tình cảm là cái nhân, mà cái thành công nó là cái quả. Nên tụi con phải xét lại lòng mình, xem bao nhiêu năm đèn sách như thế, tụi con có được cái tình cảm đối với các vĩ nhân của thế giới và của dân tộc chưa? Nếu chưa buộc mình phải có. Giờ có người hỏi, nói: Thưa Thầy, cái tình cảm nó là tự nhiên, giờ tụi con ép cũng không được.

Tụi con phải ép cho được, chớ không nói là ép không được. Nói: Ép cho được là sao? Tụi con tự nhắc chính mình, tự buộc lòng mình, nói: Tôi buộc lòng tôi với mọi người, để tình trang trải với khắp nơi nơi, để hồn tôi với bao hồn khổ gần gủi nhau thêm mảnh khối đời. Cái câu mà tôi buộc lòng tôi, cái đó cũng là cái phương pháp tu luyện ở trong đạo Phật, tôi buộc lòng tôi, tôi buộc tôi phải yêu kính người đó. Tôi buộc tôi phải yêu kính Bác Hồ, con người đã giành lại cái non sông gấm vóc này từ tay của những kẻ ngoại xâm. Tôi buộc tôi phải yêu kính những anh hùng liệt sĩ, những người mà máu hồng đã đổ xuống để cho đất nước này tươi thắm màu xanh.

Những cái tình cảm tụi con phải buộc tụi con có, chớ đừng nói như vậy. Nói: Buộc làm sao Thầy? Làm sao mà làm được? Xin thưa, ông bà mình đều làm được đều đều, buộc thế này. Vào ngày xưa thì con trẻ mà lớn lên thì cái hôn nhân là do cha mẹ sắp đặt, chớ tụi con không được tự do chọn lựa. Lớn lên ông bố nói: Nè con, bố đang hứa với người kia rồi, bố sẽ cưới con bé đó về làm vợ nha. Thì nói: Dạ vâng ạ, không dám cãi, cãi chết liền. Hoặc là đứa con gái, bố mẹ gọi lên nói: Hôm trước là ông cụ bên đó đã đến đây hỏi bố mẹ cho con làm vợ cho con trai người ta, ba mẹ đã đồng ý, con chuẩn bị nhá. Dạ, thưa vâng ạ, không dám cãi một tiếng.

Chớ không nói: Con đã lỡ để ý anh hàng xóm thương ảnh rồi, bố mẹ từ hôn giùm con, bố mẹ giết liền, hồi xưa không có chuyện đó đâu. Chớ còn bây giờ có không? Có hả? Thì cái cuộc hôn nhân mà cha mẹ sắp đặt như vậy thì có tình yêu không? Không. Nhưng mà làm sao? Buộc phải yêu, phải không ạ? Cái tình yêu đó là tình yêu ép buộc, và cái người vợ khi về với cái gia đình chồng, buộc mình phải thương chồng. Và tụi con biết có những cuộc hôn nhân mà bây giờ mình chỉ dùng chữ vĩ đại. Cái người vợ đó khi được lấy là do cha mẹ sắp đặt, chẳng yêu thương gì cả, thì cái người chồng sau khi lấy người vợ rồi, thì người vợ đó buộc mình phải yêu chồng thôi.

Ông chồng đó có chuyện phải lên đường đi chiến đấu, lên lưng ngựa từ giả vợ con đi, và người vợ trung trinh thờ chồng suốt đời. Nếu chồng không trở về thì vĩnh viễn ở vậy nuôi con thờ chồng, mà tình yêu thật sự sâu đậm. Ép vậy đó mà thành những tấm gương trung liệt mà đời đời ca ngợi, đẹp vô cùng những mối tình đẹp, mối tình mà ta thấy như tan vỡ, không thành, nhưng mà đẹp không thể tưởng tượng được. Thì cũng vậy, cái lòng mà yêu kính của tụi con đối với các vĩ nhân nó là cái phúc để mở ra cái tài năng của mình. Do đó tụi con phải thường bày tỏ, tự nhắc trong tâm mình cái niềm yêu kính đối với các danh nhân của dân tộc mình, của thế giới mình.

Và trên hết ta có một vĩ nhân lớn nhất là ai? Ai? Đức Phật. Bác Hồ ta thì là anh hùng của dân tộc ta, và dân tộc ta thì rất nhiều anh hùng từ xưa tới nay, Bác Hồ nối tiếp cái truyền thống đó trở thành một danh nhân, một vĩ nhân, một anh hùng của dân tộc. Còn Đức Phật, một bậc Thánh chung cho cả loài người và muôn đời mãi mãi. Những đầu óc vĩ đại nhất của thế giới này đều phải cúi đầu khâm phục trước đạo lý của Đức Phật. Do đó khi mà Thầy nói với tụi con, tụi con phải yêu kính các bậc vĩ nhân của thế giới, thì vượt lên trên tất cả tụi con phải yêu kính cho được Đức Phật. Tụi con phải buộc tụi con yêu kính cho được Đức Phật.

Mỗi ngày tụi con phải đến chùa trước khi vào lớp học, qua chùa lạy Phật. Cầu nguyện điều gì? Thứ nhất dâng lên Phật lòng tôn kính vô biên. Thứ hai cầu nguyện điều gì? Cầu nguyện cho bạn con giỏi hơn con. Giỏi, đúng lắm, vỗ tay khen các cháu nói một câu rất đúng, cầu nguyện cho bạn con giỏi hơn con. Chính xác vô cùng. Và tụi con cứ yên tâm vào lớp nha. Thì bỗng nhiên mọi chuyện may mắn xảy ra, kỳ lạ như vậy, cứ suốt đời như vậy, và tụi con cứ yên chí sau này tụi con có đi làm cũng vậy khi đi làm cũng vậy, lúc đó tụi con lớn lên có lẽ nhà mình đã có bàn thờ Phật nghiêm chỉnh rồi và cũng khó có thời giờ đến chùa nhiều, một tháng đến chùa được vài lần thôi.

Thì trước khi đi vậy, lạy Phật, cầu nguyện sao? Cho cơ quan con được mọi việc được tốt đẹp, thành công, các đồng nghiệp con đều giỏi dắn, đoàn kết, yêu thương nhau. Chỉ vậy thôi, vậy mà cái tài nghệ mình cứ vượt lên từng ngày, từng ngày. Ở những kiếp sau nữa thì tụi con trở thành những người phi thường. Đó là cái tình cảm đối với các vĩ nhân là nó mở ra cả một con đường cho tâm thức của mình rất là độc đáo. Mà bí quyết để học giỏi thì còn nhiều nữa, nhiều nữa, nhiều lắm, thì Thầy không có thời gian, bây giờ thời gian Thầy phải tập tụi con ngồi thiền và tập cái khí công nữa, rất là mất thời gian.

Bây giờ thì Thầy mời các Phật tử lớn mà đã biết ngồi thiền rồi, xin vui lòng đứng lên lui hẳn ra, nhường lại cái nhà Tổ này cho các em học sinh, nha. Chỉ những người nào mà nghĩ mình vẫn còn là học sinh thì ở lại. Chân trái bắt lên trên đùi phải trước, rồi sau đó chân phải mới bọc ra bên ngoài vắt lên trên đùi chân trái. Hai tay tụi con để lại trước bụng, tay phải để dưới tay trái, gác nó lên trên vừa chân vừa bụng mình, đặt cho nó an ổn, tức là tụi con không phải treo nó, mà đặt nó lên trên chân nha, không có treo. Ngồi lưng để ý thẳng lên, ưởn cái bụng cho lưng thẳng, hai vai xuôi đều, mắt nhìn xuống, không nhìn lại.

Lưỡi cong lên, đặt lên trên cái chân răng trên. Xin Phật độ cho con Luôn nhớ và hiểu rằng: Thân này không phải ta, Tâm này không phải ta, Chẳng có gì là ta. Trong từng hơi thở vào, Trong từng hơi thở ra Trọn niềm tôn kính Phật. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Rồi bắt đầu tụi con nhìn xuống nha, tụi con kiểm soát toàn thân không nhúc nhích, buông lỏng thân mềm mại mà không nhúc nhích. Tay con đặt lên chớ không có treo nó lên, tay đặt xuống thoải mái dưới chân. Lúc nào cũng kiểm soát coi thân mình đang gồng cứng chỗ nào, buông lỏng nó ra, ráng, đừng nhúc nhích, mà buông lỏng thân mềm mại. Khi cái thân mềm cái não bắt đầu nó dãn ra, tụi con cũng đang suy nghĩ lung tung, nhưng mà kệ nó, cứ lo kiểm soát cái thân và lâu ngày cái vọng tưởng nó tự nó lắng.

Bây giờ tới cái giai đoạn thứ hai mới quan trọng hơn. Tụi con suy nghiệm về cái sự vô thường của thân xác, từ đầu xuống tới chân cơ thể mình nó gồm bao nhiêu thành phần mình đã biết rồi, đã học rồi, kinh Phật cũng dạy, nhưng mà tụi con cũng học kỹ, bây giờ bắt đầu tụi con thấy nó sẽ vô thường, thân này từ từ nó lớn lên rồi nó già, nó bịnh, nó suy hao, rồi nó chết. Khi chết rồi, nếu mà hỏa táng thì tan thành tro bụi ngay. Còn nếu đem chôn nó sẽ mục rửa dần, mục rửa dần, chỉ còn lại xương, xương đó rất lâu cũng mục thành tro bụi mất luôn. Ví dụ như cái vọng tưởng nó nghĩ ngợi, tui con cứ quay lại buông lỏng toàn thân, biết rõ toàn thân, giữ thân bất động, rồi suy nghiệm thân này vô thường, nhớ như vậy.

Thở vào biết thân này vô thường, thở ra biết thân này vô thường. Hơi thở vào, hơi thở ra được theo dõi rất kỹ, không điều khiển nó, tự thân nó phải thở để nó sống và mình biết. Trong từng hơi thở vào,Trong từng hơi thở raTrọn niềm tôn kính Phật. Thấy đau chân, thấy tê chân, sau này nó sẽ là một cái thú vui. Ngồi thiền mà chân không tê, không đau khó chịu lắm, phải ngồi cho đau rồi mới xả, thật đau rồi mới xả. Tụi con càng nhúc nhích nó càng tê, chịu đựng nó vậy đó mà nó tốt, luyện cái tính kiên nhẫn của mình cũng từ cái tê chân, cái đau chân này. Nó tê, nó đau, lòng mình vẫn bình an, vẫn chịu đựng, tiếp tục theo dõi hơi thở, tiếp tục quán thân này vô thường.

Tam Bảo gia hộ cho con Lúc thức cũng như lúc ngủ Ban ngày cũng như ban đêm, Luôn nhớ thân này vô thường. Khi đi hoặc là khi đứng, Khi ngồi hoặc là khi nằm, Lúc làm việc hay nghỉ ngơi, Luôn nhớ thân này vô thường. Khi nghe cũng như khi nói, Đông người hay ở một mình, Xem phim hay là đọc sách, Luôn nhớ thân này vô thường. Lúc ăn cơm hay uống nước, Khi tắm rửa hay vệ sinh, Đắp y hay mang giày dép, Luôn nhớ thân này vô thường. Những khi tâm con tỉnh giác, Càng nhớ thân này vô thường. Nguyện cho chúng sinh khắp chốn, Luôn biết thân này vô thường. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Giờ bắt đầu tụi con ngồi yên tụi con bắt đầu chuyển động cái cổ qua lại nha, chuyển động cổ trước đừng có lắc nó rớt, từ từ thôi.

Sau này ngồi lâu những cái xả thiền rất là quan trọng, sau đó tụi con chuyển động cái vai thế này, sau đó quay cái eo, nghiêng cái eo mình qua bên kia. Rồi lấy hai bàn tay chà thật nóng áp lên mắt, chà nóng rát luôn đó, áp lên mắt chà làm sao cho nó nóng, nóng hai chỗ này nè, chỗ này là nóng nhất, áp lên mắt. Rồi bắt đầu tụi con mới xoa hết đầu, vuốt đầu, vuốt hai cái tai, xoa hết mặt. Rồi bắt đầu xoa bụng, xoa ngực, xoa lưng, ngồi một mình thì mình luồn vào trong mình xoa. Sau đó tụi con xoa cái tay, sự thực là nếu người nào tập lâu thì Thầy không có cho xoa mà bắt đánh, đánh mới có nội công, bây giờ thôi cứ xoa một chút.

Giờ mới tới giờ phút kéo chân ra mà xoa chân, đây mới thực sự là giây phút hạnh phúc nhất trên đời. Bởi tụi con gặp ai mà họ chưa biết hạnh phúc là gì? Hãy kêu họ đến đây ngồi thiền, nha, lúc đó họ sẽ hiểu hạnh phúc vô cùng. Bây giờ tụi con xem cái này, nó có 2 thế khí công, một thế cơ bản và một thế nâng cao, tụi con im lặng để xem trước nha, rồi sau đó tới phiên tụi con đứng lên. Hai chân rộng hơn vai, đây là cái khí công nguyên pháp, thế thứ nhất căn bản, hai chân rộng hơn vai, hai tay chống nạnh. Bắt đầu khi mà thôi hai thì thôi cho dễ, khi thở ra là người rùn xuống, thẳng lưng, lưng không được chồm, xuống tí nữa, xuống thấp nữa, nữa, rồi hít vào đứng lên.

Rồi bắt đầu thở ra, rùn xuống, lưng thẳng băng nha, lưng không được chồm tới, rồi hít vào đứng lên. Cái này gọi là khí công nguyên pháp, bắt đầu tích lực ở đan điền. Thở ra, rùn xuống, thẳng lưng lên, hít vào đứng lên. Thở ra, cái lưng luôn luôn phải thẳng, cái trục xương sống luôn luôn thẳng góc với mặt phẳng của mặt đất. Tập ít nhất phải 50 cái thì tụi con mới đắc khí được trong ngày hôm đó, phải 50 cái, đếm cho chính xác từng số một. Đứng lên xong rồi đếm 1, xuống, đứng lên xong rồi đếm 2, đầu mình phải nhớ cái số đó nó mới tập luyện cái bộ não mình, nó tập luyện cái khả năng ký ức. Sau này ví dụ như tụi con nghe ngoại ngữ, người ta đọc một đoạn dài, tụi con nhớ không sót chữ nào, tụi con có thể dịch lại không sót một chữ.

Thậm chí mà nghe từng chữ t, chữ s nhẹ nhẹ, nhớ hết, chính là do lúc tập này tụi con đếm số cho thật kỹ. Xuống, thở ra, đứng lên, 1, đứng lên, 2, không trật. Là lúc đó tụi con luyện được cái Chánh niệm, cái trí nhớ, ký ức. Sau này mình nghe ngoại ngữ, mình không trật. Hoặc là nghe ai phát biểu cả một đoạn văn dài mà nhớ hết nội dung, có thể nói lại gần như chín mươi mấy phần trăm. Cái đếm số trong lúc này rất là quan trọng để luyện cái bộ óc của mình. Bây giờ tới cái nội công thứ hai là luyện khinh công. Cái nội công, thứ 2 là khinh công Hít vào nhảy một cái rồi thở ra, người không có nhớm lên nhiều, cứ như vậy nha.

Nhưng mà thường phải có đường đi, tụi con không có đường đi tụi con nhảy tại chỗ cũng được. Nhưng mà nếu có đường đi, mà có cái thảm, bởi vì nếu không có thảm tụi con sẽ bị trầy ngón tay. Còn nếu không có đường đi tụi con nhảy lên xuống tại chỗ. Nhưng mà nhớ, tay nắm lấy ngón chân cái, hít vô nhảy lên một cái, rớt xuống thở ra. Mà nếu một ngày tụi con luyện được 2 tiếng đồng hồ, thì trong 1 năm tụi con đắc khí rồi, tụi con nhảy lên nóc nhà được, nhảy theo đúng hơi thở, thông thả từng cái một, và tâm rất bình an. Từ từ, tâm không suy nghĩ gì hết, nhảy theo đúng từng hơi thở, một hơi thở là một cái, thông thả, chậm chậm.

Tụi con nhảy nhanh quá không thành, bắt đầu đi, hít vào nhảy đi. Nhảy cái này nó tích lũy khí lực rất là mạnh. Ngồi thiền ít nhất 30 phút, thụt dầu khí công hồi nãy ít nhất 50 cái và nhảy cóc này ít nhất 2 tiếng, thì tụi con sẽ bay. Phải nắm chặt ngón chân cái, tụi con buông chân cái là nó không đắc khí. Bí quyết nằm ở chỗ này, khi tụi con nắm chân thì chân không có búng được, chân không búng được mà vẫn phải nhảy, vậy là tụi con nhảy bằng cái gì? Nội lực, cái nội lực nó nâng người mình lên, chớ không phải do cái chân búng mà nâng người mình lên. Bí quyết nằm ở chỗ đó, không được buông chân ra, nắm chặt chân, chân không búng được, chỉ bằng cái ý mà nâng người mình lên theo từng hơi thở thôi, bí quyết nằm chỗ đó.


https://youtu.be/mCEtXbisZ64Cái chiến lược phát triển con người để trở thành những người tài giỏi là cái nỗi đau đáu chính sách, sách lược của quốc gia. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính thưa tụi con, các học sinh thân yêu của Thầy, Thầy nói bí quyết học giỏi. Thường thườn