
Mến chào các bạn, đây là chương trình bài học kinh doanh. Được phát sóng vào 7h. Tối thứ bảy hàng tuần trên kênh youtube. Của web5ngay. Trong video tuần này, tôi sẽ tiếp theo cái tuần trước. Hướng dẫn các bạn. Cách để có thể nói chuyện có duyên. Và. Nế
Mến chào các bạn, đây là chương trình bài học kinh doanh. Được phát sóng vào 7h. Tối thứ bảy hàng tuần trên kênh youtube. Của web5ngay. Trong video tuần này, tôi sẽ tiếp theo cái tuần trước. Hướng dẫn các bạn. Cách để có thể nói chuyện có duyên. Và. Nếu các bạn muốn trở thành tâm điểm của sự chú ý. Nếu các bạn muốn ai cũng khen các bạn ăn nói. Dễ thương. Và trầm trồ các bạn. Và các bạn là. 1 cục nam châm. Ở bất kỳ một cuộc nói chuyện nào thì đây sẽ là phần tiếp theo, nói tiếp nào. Chúng ta cùng xem các bạn nhé. Mến chào các bạn, chúng ta đã quay trở lại với chương trình bài học kinh doanh. Và. Nếu các bạn còn nhớ. Thì ở tuần rồi đó, chúng ta đã nói qua hai bước. Để chúng ta có thể nói chuyện có duyên. Đó là bước số 1 đồng cảm. Và bức số 2 là ứng dụng công thức 5wh. Và nếu các bạn lần đầu tiên xem cái clip này, tôi rất là khuyến khích các bạn.
Xem lại cái clip trước. Các bạn có thể. Vẫn tiếp tục xem. Cái clip này. Nhưng sau khi xem xong. Hãy quay trở lại. Và xem phần 1. Bởi vì tôi hướng dẫn mọi thứ nó theo một hệ thống. Và nó theo từng bước. Và trong cái chương trình này. Thì tôi sẽ nói tiếp về bước số 3 và bước số 4. Nghĩa là nếu các bạn không xem bước số 2. Và bước số 1. Thì rất khó để các bạn hiểu. Thật ra tôi rất muốn các bạn. Xem hết. Để chúng ta có thể có được. Một cái hệ thống. Đầy đủ. Và ứng dụng vào trong việc. Nói chuyện có duyên các bạn ha. Rõ ràng. Chúng ta cảm thấy nhìn đâu cũng vậy. Toàn là lợi ích. Khi các bạn nói chuyện có duyên. Đôi khi cuộc sống. Nó là bóng tối và ánh sáng. Có nghĩa là. Nếu mà các bạn không có ánh sáng. Thì cuộc đời của các bạn tối tăm hết, vậy thì bây giờ làm sao để cuộc đời hết tối tăm?. Đơn giản thôi, thắp ánh sáng. Cho cuộc đời của các bạn.
Qya cái chuyện nói có duyên. Và vô duyên cũng như vậy. Bây giờ. Khi mà các bạn anh ăn nói không có duyên. Nhìn đâu cuộc đời cũng thấy sự tiêu cực hết. Rất nhiều sự tiêu cực và rất nhiều. Những cơ hội trong cuộc sống. Bị đóng sâm cánh cửa lại. Vậy thì bây giờ. Chỉ cần duy nhất một thứ thôi. Học cách nói chuyện có duyên. Thì tự nhiên cánh cửa đó sẽ mở ra. Và cuộc đời của các bạn sẽ thay đổi. Và tôi đang làm tất cả mọi thứ có thể để hướng dẫn các bạn. Cách. Để thay đổi điều đó. Trong phạm vi. Đơn giản. Và dễ ứng dụng nhất có thể. Và tôi tin. Hai tập này thôi. Sẽ giúp các bạn thay đổi. Tất cả những điều đó. Chỉ cần các bạn xem. Với sự tập trung. Với sự chăm chú. Vậy là đủ. Và bây giờ. Chúng ta sẽ vào ngay. Bước số 3 của cái việc làm thế nào để có thể nói chuyện có duyên hơn. Bước thứ ba. Đó là. Hãy giữ tỉ lệ 1/3. Cùng xem nhé!.
Mến chào các bạn, đây là phần số 3 của series video hướng dẫn cách để nói chuyện. Có duyên. Phần ba này là giữ tỷ lệ 1/3. Sau khi mà các bạn đã xem phần 1 và phần 2 thì tôi biết. Sẽ có khá nhiều bạn. Cảm thấy thắc mắc. Ủa, nếu mà một cuộc nói chuyện. Mà chúng ta chỉ thực hiện bước 1 tức là im lặng và đồng cảm. Và bước 2. Là nương theo những câu chuyện. Và. Cái nội dung mà đối phương đang nói thì như vậy thì câu chuyện nó nhàm chán quá. Đúng không? Chúng ta chỉ ngồi nghe. Đặt câu hỏi dựa trên chuyện của người ta. Và hoặc là im lặng. Vậy thì còn đâu là cái sự cân bằng. Khi mà chúng ta nói chuyện. Đó là lý do. Chúng ta đi tiếp một bước quan trọng nữa đó là. Bước số 3. Chúng ta sẽ cần phải nói một cái quan điểm nào đó. Chúng ta cần phải thể hiện một cái gì đó. Để bản thân chúng ta cũng cảm thấy mình là người quan trọng.
Và bản thân chúng ta cũng cảm thấy. Cuộc nói chuyện này không có nhàm chán. Và đây là phần. Rất quan trọng ha. Các bạn làm được bước thứ ba này. Thì tôi nói với các bạn. Các bạn nói chuyện tới sáng. Của cuối cùng một câu chuyện. Từ một vấn đề đơn giản. Các bạn cũng không thấy chán và các bạn có thể nói hoài, nói hoài. Năng lượng còn hoài. Và đặc biệt. Là các bạn. Đắc nhân tâm được. Từ cái tình cảm của người khác. Sẵn nói về đắc nhân tâm. Thì tôi cũng nói với các bạn là cái bài này tôi đã nghiên cứu rất kỹ. Tất cả những kiến thức kinh nghiệm của riêng tôi. Nếu có dính tới. Đắc nhân tâm. Thì tôi bỏ hết ra cái bài này. Tôi không xài bất cứ một cái kiến thức nào từ đắc nhân tâm hết. Không phải là vì như thế nào, chỉ là đơn giản. Tôi sợ. Mang cái tiếng. Đó là. Mượn thông tin. Từ người khác. Thành ra cái bài này tôi làm rất kĩ việc đó.
Các bạn yên tâm. Bạn nào đã đọc đắc nhân tâm rồi. Thì cái bài này. Hoàn toàn mới với các bạn, yên tâm nhé. Vậy thì tỉ lệ 1/3 là tỉ lệ gì, tỉ lệ 1/3 là tỉ lệ. Khi mà. Chúng ta nói chuyện với một người nào đó. Thì khi mà họ ra quan điểm. Khoảng 3 lần. Thì bạn. Sẽ nói quan điểm của các bạn 1 làn. Đơn giản vậy thôi. Tôi lập lại một lần nữa. Trong một cuộc nói chuyện. Thường thường mỗi người sẽ muốn nêu ý kiến của mình. Thì các bạn hãy để người khác nói ý kiến của họ tầm 3 lần trước cái bạn đi. Rồi tới lần thứ tư. Là của các bạn, thế thôi. Và khi mà tôi nói cái điều này tôi lại biết tiếp tục. Sẽ có những người bảo. “ơ, nói chuyện kiểu gì mà người ta nói ba lần. Ba lần ý kiến. Tôi chỉ được một lần nói. Tại sao tôi phải im lặng?. Tại sao tôi phải hỏi họ nương theo câu chuyện của họ mà tôi không được quyền đó. Nói ý kiến của mình?”.
Thì thưa với các bạn, lại là một bài toán kinh điển nữa. Bài toán kinh điển này là cái gì?. Đó là chúng ta chỉ vô duyên khi chúng ta nói nhiều thôi. Và có một cái nghịch lý. Rất lạ lùng đó là chúng ta có duyên khi chúng ta nói ít lại nhưng nói đúng, khi mà các bạn đã nói chuyện dở. Mà các bạn lại giành nói nhiều có nghĩa là. Các bạn đang tạo cơ hội cho những sai lầm. Và ai là người thiệt thòi?. Người thiệt thòi là các bạn. Bởi vì trong khi các bạn nói nhiều. Ai mà biết đc. Những cái sự vô duyên, những cái sự nhạt nhẽo và những cái sự khó chịu bạn có thể mang cho người khác vậy thì chi bằng chúng ta nói ít lại. Nhưng nói chất, nói chất lượng thì các bạn sẽ hạn chế được cái phần trăm nói tào lao. Tào lao thiên đế. Và bị nói là vô duyên. Vậy thì công thức 1 phần 3 này bây giờ đưa vào ứng dụng thực tế luôn. Cho các bạn thấy.
Lấy một cái ví dụ của tuần rồi luôn. Thực ra thì trong quá trình làm việc. Và gặp gỡ rất nhiều người của tôi. Thì rất nhiều những câu chuyện để kể với các bạn. Thực sự luôn. Kể tới mai cũng không hết. Nhưng mà bản thân tôi luôn luôn muốn lấy một cái gì đó đơn giản. Để ai có thể nhìn vào. Cũng có thể cảm nhận ngay lập tức. Thành ra tôi xin phép các bạn tôi lấy một cái ví dụ. Các bạn. Thường ngày trong cuộc sống luôn. Và đặc biệt là một cái ví dụ quen thuộc trong tuần rồi. Để chúng ta có thể đồng cảm. Dễ nhất có thể. Từ đó. Có thể rút ra kinh nghiệm cho mình. Và ứng dụng vào cái tình huống. Thực tế của các bạn bởi vì thực sự. Cơ hội tỏa sáng của các bạn khi nói chuyện. Thực chất. Là những cái mà xung quanh cuộc sống của các bạn thôi. Nó chẳng đi đâu xa cả. Ví dụ đó là gì?. Bạn có một cô bồ. Cô bạn gái này. Vừa mới. Nhắn tin.
Là cổ rớt đại học. Và cổ đến. Cổ than với các bạn. Là cổ buồn quá. Thì bây giờ. Ôn lại chút xíu kiến thức của tuần rồi. Bước đầu tiên. Để chúng ta giao tiếp có duyên trong tình huống này là gì?. Bước đầu tiên là đồng cảm. Có nghĩa là xác định xem tâm trạng của cổ như thế nào. Thì. Tâm trạng của chúng ta cũng như thế. Và chúng ta chuyển tâm trạng rât dễ. Bằng cách tập trung thôi. Thì thừa sức biết cổ đang buồn. Thì chúng ta. Cũng buồn theo. Cách làm như nào. Bài trước đã có rồi nha, lặp lại 1000 lần. Và sau khi đã xác định được rồi. Thì chúng ta qua bước 2. Ứng dụng công thức. 5wh. À cái công thức này tôi cũng nói rất nhiều. Ở tuần rồi. Đây là tuần này tôi không nói lại. Khi mà các bạn đã thấm nhuần. Công thức 5wh. Thì một cái đường dây nói chuyện. Nó sẽ ra. Kiểu như thế này. Bạn có thể hỏi là. Em biết tin này lâu chưa?” thì có thể cổ sẽ trả lời là.
Em mới biết à. Bạn nương theo cái đường dây này. Bạn sẽ nói. “ủa vậy là anh là người. Đầu tiên mà em kể đó hả?”. Thì cổ có thể là gật đầu thì bạn có thể sẽ nói tiếp. “thật sự bây giờ nếu mà anh có thể. Làm được cái gì cho em lại làm liền luôn. Bây giờ em muốn. Anh làm gì cho em, em cứ nói. Anh nói thật. Anh sẵn sàng làm hết. Miễn sao. Là em bớt buồn. Thiệt, nói cho anh biết đi”. Bạn có thể nói một câu đại loại như vậy. Rất nhiều cái trường hợp có thể nói. Tôi chỉ lấy đại. Một cái ví dụ như vậy thôi. Thì có thể trong tình huống này. Cổ lại tiếp tục nói một cái, đó là. “em chỉ cần anh. Ngồi nghe e thoi. E chỉ cần anh ôm em cái thôi” ví dụ vậy. Và tôi thấy đa số trường hợp là như vậy. Cô gái nào mà. Không thích một chàng trai. Nói với mình cái câu đó. Trong lúc tuyệt vọng?. Thì các bạn để ý nè. Nãy giờ chúng ta đã im lặng. Chúng ta đã.
Gọi là là. Nương theo câu chuyện của họ và hỏi cái vấn đề của họ. Vậy thì nếu mà cứ như thế này hoài. Thì chán chết và chúng ta không có cơ hội để nói quan điểm của mình và cuộc nói chuyện là một chiều. Rất là chán đúng không?. Vậy thì bây giờ. Bạn có cơ hội để nói lên cái quan điểm. Nãy giờ cổ nói 3 ý. Toàn bộ là. Ý kiến cá nhân của cô thôi, đúng ko?. Mặc dù là bạn hỏi cổ, thì bây giờ. Là lúc của các bạn. Thì bây giờ chúng ta chỉ nói là cho quan điểm của mình thôi, dựa trên câu chuyện này. Chỉ cần các bạn tập trung thì. Các bạn sẽ biết nói cái gì và các bạn đừng nghĩ quan điểm là cái gì đó ghê gớm khủng khiếp, có thể là một cái câu nào đó, một cái ý kiến nào đó của các bạn. Đơn giản nhất có thể trong cuộc sống. Bây giờ tôi lấy luôn. Một cái ví dụ demo. Và cứ cho tôi là một cái người không hiểu biết nhiều đi, tôi cứ nói những gì mà tôi biết thôi, thi một cái hướng đi có thể là.
Kiểu như. “em ơi. Anh thấy trên mạng. Tụi nó hay nói là. Khi mình buồn. Thì mình. Hay đi ăn. Tại vì mình ăn mình có thể ăn luôn nỗi buồn. Thôi đi ăn, anh dắt đi ăn ha”. Ví dụ vậy. Các bạn thấy đâu có gì đâu mà ghê gớm thì tôi thấy trên mạng tao đăng sao tôi nói lại y chang của bồ tôi thôi. Thế cái người nghe họ cũng có thể. Cảm thấy được sự đồng cảm nào đó đúng ko?. Hoặc là bây giờ nếu các bạn có hiểu biết hơn, có kiến thức hơn thì các bạn có thể nói như thế này. Ví dụ như là. “em ơi, anh thấy người ta học cao đẳng. Có 3 năm thôi. Mà sau khi mà mình. Học ba năm đó thì mình liên thông lên đại học. Tốn thêm có năm rưỡi nữa à. Vậy. Tổng cộng nó có bốn năm rưỡi thôi. Nó hơn học đại học có. Nửa năm. Mà mình học cao đẳng. Nó lại nhẹ đầu hơn. Anh thấy cái này cũng là. 1 hướng khá okie. Tại mình cũng có. Bằng đại học mà”. Ví dụ vậy.
Bạn nào mà mùi mẫn. Có thể nói được cái giọng. Ân cần hơn tôi nữa. Thì có thể là. Các bạn. Chiếm trọn trái tim của người khác. Thành ra cái cách này. Giáo sư cũng có thể áp dụng nhưng mà một cái người lao động phổ thông cũng có thể áp dụng. Vì mình chân thành mà. Mình lắng nghe. Và mình nói đc. Những cái đó. Trong kinh nghiệm sống của mình. Thế thôi. Thế là đã chiếm trọn trái tim. Và cái công thức 1/3. Đã có thể ứng dụng hoàn toàn. Dễ ko? Rất dễ. Chỉ cần ứng dụng bước số 1 và số 2 của bài trc. Và canh. Canh đâu đó người ta nói khoảng 3 ý. Thì bạn nói một ý của các bạn. Vậy thì bây giờ đương nhiên. Khi mà chúng ta thể hiện quan điểm của mình. Thì sẽ tiềm ẩn. Một cái rủi ro đó là chúng ta nói nhảm, chúng ta sẽ nói nhảm. Vậy thì đâu. Là cái ranh giới. Để chúng ta không nói nhảm. Không đâm bang. Không nhạt. Không vô duyên, không đâm xuồng bể.
Khi mà chúng ta nói một cái quan điểm của mình. Theo tỉ lệ 1/3. Thì rất dễ thôi. Các bạn phải. Làm ơn nha, các bạn phải lưu ý. Hai nguyên tắc này. Nguyên tắc số 1. Chỉ nói lên quan điểm những gì mình biết mà thôi. Không có nổ. Không có nổ. Không có chế. Phải tập cái việc nói chuyện trung thực. Bởi vì không ai nói chuyện có duyên. Mà là 1 thằng bốc phét hết, nhớ kỹ cho tôi và đặc biệt khi mà các bạn nói chuyện với những người mà có am hiểu mà bạn bốc phét. Là một trong những cái mà người ta ghét bạn ngay lập tức. Và bản thân tôi, tôi nói thật. Tôi là ví dụ sống, khi tôi gặp khách hàng. Thậm chí. Phỏng vấn nhân viên. Thì một trong những cái mà tôi kị nhất. Là cái người. Ngồi đối diện với tôi. Bốc phét về kinh doanh trong khi thực tế người đó chưa là kinh doanh 1 ngày nào ra hồn. Tôi cực kỳ dị ứng. Và khó chịu lắm các bạn.
Vì mình biết ông này đang nói xạo. Và tôi là một cái người khá bận nữa. Tại sao tôi phải mất thời gian. Với những kẻ đang nói xạo xạo trước mặt tôi?. Tôi chỉ muốn về ngay lập tức thôi. Và không bao giờ muốn gặp lại người đó. Các bạn thấy là cái sự dị ứng nó kinh như vậy. Thì tôi tin. Là mọi lĩnh vực khác cũng như thế thôi. Thực sự một cái hướng dẫn viên. Mà. Nhiều kinh nghiệm. Đi 4 bể 5 châu, bây giờ ngồi trước mặt anh ta là một cái cầu hướng dẫn viên trẻ. Hướng dẫn viên du lịch trẻ. Mới đi được. Đà nẵng, nha trang, hà nội thôi mà đã bốc phét, đã ùm ùm ùm lên rồi thì cái người ngồi đối diện như thế là bị múa rìu qua mắt thợ. Họ khó chịu lắm các bạn, đừng bốc phét. Cái gì không biết. Thì chấp nhận mình không biết, vậy thôi. Và cái nguyên tắc thứ hai. Theo cái việc nêu quan điểm theo tỉ lệ 1/3. Đó là. Nó tiếp tục. Ở cái ý đầu tiên đó là cái gì không biết thì thừa nhận mình ko biết.
Và tôi nói các bạn, tôi thừa nhận mình không biết còn nhiều hơn là tôi thể hiện mình biết. Nhưng mà tôi gặp khách hàng. Trong cái mối quan hệ của tôi. Ủa lạ lùng vậy, mình không biết mình thừa nhận mình không biết thôi chứ mình có thể hỏi. Và mình có cơ hội. Để gợi lên cái sự tự hào của người đối diện, tại sao mình ko tận dụng?. Mà mình lại đi bốc phét? Tôi nói với các bạn là. Trong cái tháp nhu cầu maslow. Cái nhu cầu. Được thể hiện mình nó ở một cái tầm cao lắm và ai cũng có. Ai cũng có hết và cái này nó được gợi lên mạnh mẽ. Khi có một người. Ngồi. Đối diện bạn. Và nói cho bạn biết là. Họ ngưỡng mộ. Cái khả năng của bạn. Nhưng họ không có kiến thức về khả năng đó. Và bạn có thể nói cho họ biết được ko. Thì thưa với các bạn. Lúc đó là một cái sự tự hào nó dâng lên cao. Và người ta sẵn sàng. Móc gan, móc ruột, móc đủ thứ ra để cho các bạn thấy.
Đó là sự vi diệu của cái long khiêm tốn, tôi không biết thì tôi thừa nhận là tôi không biết, chấm hết, ko nói nhiều. Và đó là 2 nguyên tắc. Để các bạn nhớ. Bây giờ lấy thêm một cái ví dụ nữa cho các bạn dễ hình dung, cũng là một cái ví dụ quen luôn. Một đứa bạn. Mua một cái túi xách 500.000. Và khoe với các bạn. Bây giờ tôi sẽ lấy cho các bạn. Và chứng minh cho các bạn thấy. Chỉ duy nhất một cái túi xách 500.000 này thôi. Tôi có thể nói chuyện. 1 ngày xoay quanh nó. Không nhàm chán. Mà vẫn có duyên. Duy nhất một dữ kiện này thôi. Còn. Nếu mà các bạn có nhiều dữ kiện thì thôi các bạn, các bạn nói chuyện. 1 tháng cũng được quan trọng là các bạn. Phải tập trung trong bài giảng này. Các bạn có được. Một cái sự chú ý. Và thực hành nhất định thì các bạn sẽ có cái mình muốn. Quan trọng lắm, quay trở lại, 1 đứa bạn. Khoe với các bạn là có một cái túi xách màu vàng mới mua.
Thì bây giờ. Bước số 1 là gì là? Là đồng cảm. Xác định tâm trạng của đứa bạn. Đang như thế nào? Đang vui đúng không? Đang vui thì. Thể hiện sự vui mừng. Vậy thôi. Bạn có thể cười nhẹ hoặc là mặt lém lỉnh. Và nói với nó một câu kiểu như. “đù, dữ dữ dữ” vậy thôi là đã có sự đồng cảm rồi. Đã đi vào trái tim của người ta rồi, thì bây giờ. Chúng ta. Sẽ qua. Bước số 2, công thức 5wh. Thì sau khi thuần thục công thức 5wh. Bạn sẽ có cái đường dây nói chuyện kiểu như là. Hỏi một câu ví dụ như. “ủa. Cái này mua đâu mày?”. Thì có thể bạn bạn nó sẽ trả lời. Này mua ở shop abc. Trên đường lê văn sỹ, ví dụ vậy. Thì bạn sẽ nói tiếp. “ê mày, có cái nào tầm 300 ngàn ko?. Đẹp đẹp á. Tao thấy mày mua tao cũng ham quá. Mà ko đủ tiền. Có cái nào tầm 300 ngàn không, giới thiệu tao coi”. Thì có thể đứa bạn của các bạn sẽ giới thiệu kiểu như là “có chứ, nhiều.
Quan trọng là mày thích kiểu gì”. Bạn có thể nói ra. Cái kiểu bạn thích. Và các bạn thấy nãy giờ. Các bạn đã im lặng. Đã đồng cảm và đã để người ta được nói. Quan điểm của người ta 3 lần, tầm đó. Thì giờ là cơ hội để bạn nói quan điểm của bạn đó. Thì các bạn nói gì?. Sự hiểu biết của các bạn về cái này đâu?. Rất dễ thôi, nói những cái cực kỳ đơn giản. Ví dụ như “ủa mày. Sao không mua màu đen. Đỡ giặt. Tại vì màu đen bám bẩn nhìn cũng có biết đâu” ví dụ vậy, đó. Thì người bên kia đối diện vẫn vui. Và đó trong trường hợp mà. Tôi chả am hiểu gì về cái túi xách cả. Còn nếu mà trường hợp tôi có am hiểu về túi xách. Hoặc là ba lô. Thì bây giờ tôi nói. “ê mày,. Cái túi này nhỏ nhỏ mày đeo mày chụp hình đẹp á. Mày chụp hình nghiêng nghiêng á. Bao ảo luôn. Đưa điện thoại tao chụp cho cái” ví dụ vậy. Các bạn thấy. Có duyên không? Có duyên! Người đối diện thích ko?.
Cực kỳ thích. Không thích mới lạ. Bây giờ bạn có một cái túi xách, bạn khoe với đứa này. Và nó thể hiện một cái sự đối xử tương tự với bạn như vậy. Bạn thích sao ko thích, trí kỷ đó, nhiều người sống ở đời cứ than là. Tôi ko có tri kỉ, tôi ko có bạn. Lý do cách. Các bạn đối xử với những người xung quanh thôi. Bạn đối xử với họ tốt đi. Xung quanh các bạn đầy bạn. Khi các bạn ngã xuống. Tôi hứa với các bạn một đống cánh tay chìa ra. Để nắm tay kéo bạn lên. Còn nếu mà các bạn sống không ra gì. Các bạn nằm xuống mọi người vui lắm. Khẳng định điều đó. Và như vậy là. Phần số 3. Cái bước ứng dụng công thức 1/3 đã dừng lại. Bây giờ chúng ta sẽ qua tiếp phần số 4. Đó là cái gì đây? Cùng xem các bạn nhé. Mến chào các bạn, đây là phần số 4, cũng là phần cuối cùng của chương trình ngày hôm nay, cách để chúng ta có thể nói chuyện có duyên.
Chúng ta đã qua 3 bước. Thì bây giờ là hơi bị pro rồi đó, hơi bị đỉnh rồi đó. Nhưng. Kể cả khi các bạn đã đỉnh. Đã dữ dội. Trong cái việc nói chuyện có duyên. Thì các bạn. Vẫn có nguy cơ mắc phải một cái lỗi sau đây. Các bạn biết là lỗi gì ko?. Đó là lỗi. Thể hiện cái tôi quá đáng. Thông qua cái việc. Đó là. Không ai mượn. Nhưng mà vẫn cho họ lời khuyên. Đây là một trong những lỗi. Cực kì dễ. Phá vỡ mối quan hệ của bạn với người khác. Tôi nói với các bạn là đa số mọi người. Chẳng cần lời khuyên của ai hết. Trừ khi chính miệng họ xin lời khuyên mà thôi. Nhưng mà rất nhiều người vẫn mắc phải cái lỗi. Tự nguyện. Và nhiệt tình cho người khác lời khuyên kể cả khi họ không cần. Và bản thân tôi đôi khi cũng. Mắc phải cái lỗi này bây giờ thì bớt rồi. Thậm chí là không còn nữa như ngày xưa thì. Rất thường xuyên. Khi mà các bạn nói chuyện với một người nào đó.
Cho bạn nghe câu chuyện của họ, luôn luôn trong đầu của các bạn. Có 1 sự phản ứng là cái điều này chưa tốt. Bạn nên làm cái này. Là cái điều chưa tốt, bạn nên sửa cái kia. Chúng ta nhìn thấy cái lỗi của người khác dễ lắm. Và tự nhiên chúng ta. Mặc dù là. Nhưng mà nó rất nguy hiểm, tự nhiên chúng ta muốn cho họ lời khuyên. Thưa các bạn. Đừng bao giờ cho!. Bởi vì một cái người nào đó luôn luôn có một cái sự. Tự tôn nhất định. Và tính cách của người ta thường là người ta sẽ bảo vệ. Cái chính kiến của mình. Ủa, miễn tôi thấy tốt thôi. Còn anh thấy. Không tốt kệ anh. Tôi không cần lời khuyên của anh. Và ngay cả các bạn. Cũng như vậy. Bây giờ tôi biết. Cái xấu của các bạn mười mươi luôn á. Mà tôi mà góp ý bạn là bạn giận tôi liền mặc dù chính bạn đôi khi cũng biết. Đó là điểm xấu nhưng tôi biết mà, tôi ko cần anh phải nói ra.
Đó là cái ý chính. Nhớ kĩ cho tôi nhé, đừng bao giờ cho người khác. Lời khuyên. Trừ khi. Chính họ yêu cầu, họ yêu cầu. Thì cho lời khuyên. Còn ko, thì hãy ứng dụng tiếp tục 3 cái cách. Bước 1, bước 2, bước 3 mà tôi hướng dẫn cho các bạn. Không được cho lời khuyên người khác. Khi họ chưa yêu cầu. Và thêm một cái nữa. Chưa chắc, trong trường hợp các bạn cho lời khuyên thì các bạn đã cho đúng. Thật sự luôn. Những gì mà các bạn nghe về câu chuyện của người khác. Về cuộc đời của người khác đôi khi chỉ là 30 phút mà họ vừa kể với các bạn thôi. Bạn có hiểu cái gì về cuộc đời họ đâu, 30 phút thì chả đủ để hiểu cái gì cả. Vậy thì đừng có tự tin thái quá bằng việc. Bạn nghĩ là bạn. Đã có thể thay đổi được người khác. Thông qua 30 phút lắng nghe, mơ đi. Người hiểu nhất về cuộc đời của người ta là chính người ta mới. Bởi vì họ sống trọn vẹn.
24 giờ với cuộc đời đấy, chính họ là người trải qua những cảm xúc. Chính họ là người hiểu nhất. Và cũng duy nhất chính họ là người có thể ra được quyết định. Và tôi tin trong hầu hết mọi trường hợp, ai cũng có quyết định cho mình. Chỉ đơn giản là. Họ có chấp nhận. Và có dám ra quyết định hay không thôi, tất cả mọi người đều đã có quyết định có một chuyện gì đó. Bạn không cần cho họ lời khuyên. Đôi khi một người nào đó họ có quyết định. Nhưng họ không dám ra quyết định. Bạn lầm tưởng rằng. Họ chưa có câu trả lời. Bạn sai rồi. Họ đã có rồi. Chẳng qua họ không dám ra quyết định thôi. Thời gian. Sẽ đẩy họ đến một cái điểm nào đó. Để họ ra quyết định. Bạn không cần phải lo cho họ. Bạn không cần phải bảo là. Tôi lo cho bạn quá rồi anh lo cho em quá. Anh nghĩ em cần làm cái này, cần làm cái kia. Họ không cần. Kể cả đó là người thân.
Hãy nhớ. Đó là quy tắc vàng để các bạn không giết chết. Một mối quan hệ đó là. Đừng cho người khác lời khuyên. Nếu họ chưa yêu cầu, nha. Và như vậy là, cái chương trình của chúng ta ngày hôm nay đã dừng lại. Tại đây. Tôi hi vọng, sau 2 tuần liên tục với 4 cái phương pháp. Bạn đã có được cho mình. Một cái phân nào đó. Để chiếm lấy cảm tình của người khác, sẽ có một số người với các tư tưởng ích kỷ. Sẽ bảo là nếu như vậy là tôi sống cho người khác hết rồi còn đâu nữa cho tôi. Thưa các bạn. Không cho trước thì làm sao nhận lại?. Và nếu các bạn muốn biết một cái minh chứng sống. Thì chính tôi đây. Là một minh chứng sống. Để nói cho các bạn biết. Những gì tôi đã làm cho các bạn. Và có thể là rất nhiều người trong các bạn chưa bao giờ. Trả cho tôi một đồng tiền nào đúng nghĩa. Tôi nói luôn cho các bạn là. Giá quảng cáo.
Trên youtube tại việt nam. 10.000 view. Đâu đó chỉ khoảng một đô thôi, do đó một hoặc là 2 lượt xem của các bạn. Thực sự rất khó để có thể giúp tôi giàu đc. Tôi khẳng định với các bạn điều đó nhưng. Tại sao tôi vẫn tiếp tục làm cái việc. Chia sẻ và hướng dẫn các bạn? Vì tôi nhận được mỗi ngày rất nhiều tình cảm của các bạn. Và sự yêu thương vô bờ bến luôn. Và nó giúp cho tôi ấm lòng. Trong việc tiếp tục cuộc sống này. Và tôi không ngờ là tôi lại được yêu quý như vậy. Tôi tính rằng nếu tôi ngã xuống cực kì nhiều cánh tay chìa. Và kéo tôi lên. Tôi kể ra câu chuyện này để làm gì? Để các bạn biết nếu các bạn. Cho trước. Đồng cảm trc. Và lắng nghe trc. Bạn sẽ nhận lại đc rất khủng khiếp. Vấn đề của các bạn là phải kiên nhẫn. Bởi vì tôi của 5 năm trước. Là một cái người. Chả ai biết tới. Nhưng mà tôi của bây giờ. Là một con người hoàn toàn khác.
https://youtu.be/-ADUVjniGhAMến chào các bạn, đây là chương trình bài học kinh doanh. Được phát sóng vào 7h. Tối thứ bảy hàng tuần trên kênh youtube. Của web5ngay. Trong video tuần này, tôi sẽ tiếp theo cái tuần trước. Hướng dẫn các bạn. Cách để có thể nói chuyện có duyên. Và. Nế