Học Cách Sám Hối Tiêu Trừ Nghiệp Tội Để Tâm Luôn Thanh Tịnh Cuộc Đời An Vui

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Kính thưa các quý đạo hữu! Hôm nay cũng có một câu hỏi của các Phật tử mới tham gia vào Câu lạc bộ muốn biết về sám hối là gì? Và muốn biết là có bộ kinh nào để mà giúp cho mình sám hối tốt nhất và sám hối như thế n

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Kính thưa các quý đạo hữu! Hôm nay cũng có một câu hỏi của các Phật tử mới tham gia vào Câu lạc bộ muốn biết về sám hối là gì? Và muốn biết là có bộ kinh nào để mà giúp cho mình sám hối tốt nhất và sám hối như thế nào thì được lợi ích nhất? Yến xin đọc câu hỏi: “Thưa Cô Yến.” “Con mong Cô giải thích cho con một điều này ạ.” “Con cũng là người rất mắc sai lầm” “nhưng con nghe người ở chùa thì khi mắc lỗi cần sám hối.” “Vậy sám hối ở đây là gì?” “Có quyển kinh nào để sám hối được tội lỗi không ạ?” “Sám hối có những hình thức gì ạ?” “Và sám hối như thế nào được lợi ích nhất?” Yến xin giải thích đầu tiên là: Sám hối là gì? Cái này thì đã được Sư Phụ cùng chư Tăng dạy rất là nhiều.

Sám hối là sám lỗi cũ, hối lỗi sau. Tức là cái lỗi mình đã mắc phải, mình tư duy xem cái lỗi đó sẽ làm tổn hại trong nhân quả đối với mình như thế nào? Và làm đau khổ cho người khác ra sao, và cái này sẽ ảnh hưởng đến việc tiến tu của mình thế nào và tổn hại lòng từ của mình ra sao. Khi ta tư duy như thế gọi là sám và hối thì là những lần sau ta không mắc phải như vậy nữa, đấy gọi là ăn năn sám hối. Ở ngoài đời thì thường dùng là rút kinh nghiệm, nhưng sự rút kinh nghiệm này nó chưa sâu, nó chưa đi vào đến nhân quả, tội báo. Mà chỉ đơn giản dừng lại ở mức độ là cái này đã để lại hậu quả như thế nào, chúng ta rút kinh nghiệm lần sau, chúng ta sẽ làm cho tốt hơn.

Nhưng ở trong nhà Phật thì sâu hơn, sự rút kinh nghiệm, đó là ta phải quán chiếu về nhân quả, quán chiếu về sự ảnh hưởng trong tu tập của chúng ta và quán chiếu về tâm của mình. Đó là sám hối. Còn người ở chùa, khi mắc lỗi cần phải sám hối thì không phải là người ở chùa có mắc lỗi mới sám hối. Mà cái năng lực của sám hối khiến cho mình được trưởng dưỡng tâm và chính sự trưởng dưỡng tâm này sẽ làm tiêu trừ đi một phần nghiệp chướng mà do cái lỗi đó mình đã gây ra. Ví dụ: Chúng ta tạo một cái nghiệp, nhân nào đó rồi, nếu cái quả báo của nó sẽ đưa đến cho ta là đau khổ hoặc là phải đọa lạc vào ba đường ác.

Thế nhưng mà do ta có tư duy, quán chiếu, sám hối thật lòng thế thì cái quả báo đó có thể chuyển cho chúng ta thành rất nhẹ, nó là quả báo vẫn sinh lên làm kiếp người và chỉ tổn hại về phúc báo mà thôi, cho nên đó là cái lợi ích của sám hối. Cho nên không phải người ở chùa mới sám hối, mà người ở đâu biết Pháp cũng nên sám hối. Vì sám hối đem tới quả báo lành rất là lớn cho người biết thực hành Pháp sám hối. Và ý của bạn tiếp theo là hỏi: Sám hối có quyển kinh gì để sám hối? Thì sám hối có nhiều cái phương pháp sám hối: Ví dụ như là: Lễ Phật sám hối. Vì người này thấy rằng Đức Phật là cao quý.

Đức Phật đã dạy ra Pháp cho mình tu hành, vậy mà mình lười biếng, không chịu thực hành nên đã gây ra những cái tội lỗi làm tổn hại đến mình, làm tổn hại chúng sinh. Vì thế cho nên người này đảnh lễ Phật để sám hối. Đối trước Phật như người cha, người Thầy, tâm hướng lên chư Phật mà sám hối và tâm hướng về lỗi lầm của mình để ăn năn. Đấy là lễ Phật sám hối thì tội lỗi cũng tiêu trừ. Còn những quyển kinh để cho mình sám hối thì có rất nhiều kinh thì ở trong đó sẽ nhắc lên những tội lỗi của tất cả chúng sinh có thể mắc phải. Ví dụ Yến chỉ đọc một ý nhỏ ở trong kinh, ví dụ như là kinh Từ Bi Thủy Sám Pháp thì có thể sám hối.

“Sám hối từ vô thủy kiếp tới nay,”. “con đã vô minh mà làm lên các tội lỗi,”. “hoặc trộm cắp của người,”. “hoặc chiếm đoạt tài sản,”. “sang lấn ruộng vườn của người.”. Đấy, thì khi chúng ta đọc những bài kinh. và có rất nhiều nghĩa về tội lỗi của chúng sinh.. Thì trong quá trình mình đọc kinh. thì có những phần tương ưng với cái tâm mình,. những cái xan tham của mình. thì mình sẽ thấy hổ thẹn. và mình sẽ quyết tâm chừa bỏ.. Đấy là lợi ích của việc đọc kinh Sám Hối.. Hoặc Sám Hối Sáu Căn,. thế khi mình đọc vào Sám Hối Sáu Căn. thì mình thấy được cái tham ái của mình.. Trong lúc mình sám hối đó, mình cũng thức tỉnh được. và đôi khi cái tâm mình nó chuyên chú vào sám hối. thì mình sẽ thấy được cái lỗi của mình trong ngày,. lỗi của mình vẫn còn vương lại. ở trong cái tâm chấp trước của mình. và mình quyết tâm trừ bỏ ngay cái lúc mà mình đọc kinh đó,.

Hoặc là bài Sám Sám Chuyển Hóa cũng rất là lợi ích. Bài Sám Sám Chuyển Hóa mà chúng ta hay tụng ở chùa Ba Vàng đấy. Thì khi mà mình tụng bài Sám Sám Chuyển Hóa thì bài Sám Chuyển Hóa cũng rất là gần gũi. Khi mà mình đọc vào thì mình thấy ngay cuộc sống đời thường, có thể từ sáng đến chiều, cái tâm mình đã tưới tẩm những hạt nhân ác gì? Lúc mình đọc là tâm mình tỉnh thức và nhớ ra và ngay lúc mình đọc đó thôi, mình cũng vừa đọc, vừa có thể phát sinh ra được những cách hành xử để ngày hôm sau mình có thể chuyển hóa được đi cái cách hành xử không tốt của ngày hôm trước và ngay đó mình có thể dứt trừ được các tâm cấu uế.

Đấy, cho nên lợi ích của sám hối rất là tốt và đọc bài kinh Sám Hối rất tốt và duy trì lễ sám hối hàng ngày đem lại lợi ích cho chúng ta rất là lớn. Trong một ngày khi chúng ta vì gia duyên ràng buộc, mải mê công việc, nhưng chúng ta dành một thời khóa vào buổi tối để chúng ta cùng tụng sám hối thì chúng ta có thể thức tỉnh được và chuyển hóa được tâm của mình. Hoặc là chúng ta có thể cùng với Phật tử ngồi lại kiểm tâm như sự chỉ dạy, hướng dẫn của chư Tăng. Sư Phụ cùng chư Tăng tại chùa Ba Vàng đã ra thời khóa cho Phật tử là buổi tối có buổi lễ sám hối, sau buổi lễ sám hối rồi, ngồi thiền, ngồi thiền lại tiếp tục tư duy, tư duy về và sau buổi lễ ngồi thiền đó Phật tử lại tập trung nhau lại để kiểm tâm.

Đấy, cho nên là cái việc sám hối gồm có: Sám hối văn kinh, ngồi thiền để tư duy, rồi kiểm tâm sẽ khiến cho chúng ta tăng thượng tâm rất là tốt và chúng ta giữ gìn được giới và kết quả của giới chính là định, là tuệ, là giải thoát. Gọi là giới sinh định, sinh tuệ, rồi chứng đắc giải thoát nhé. Đấy là cái cách sám hối như vậy là lợi ích nhất, vừa sám hối văn, vừa ngồi thiền để tư tuy, rồi ngồi thiền để tĩnh tâm, rồi lại kiểm tâm. Đó là cách sám hối mang đến lợi ích rất là lớn cho Phật tử tại gia. Chúc các bạn chăm chỉ sám hối. Nếu mà sám hối càng nhiều thì tâm thanh tịnh càng nhanh. Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.


https://youtu.be/TGcKbZ4f8BcNam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Kính thưa các quý đạo hữu! Hôm nay cũng có một câu hỏi của các Phật tử mới tham gia vào Câu lạc bộ muốn biết về sám hối là gì? Và muốn biết là có bộ kinh nào để mà giúp cho mình sám hối tốt nhất và sám hối như thế n