Muốn Giao Tiếp Xuất Sắc? Đây là 3 TUYỆT CHIÊU

Mến chào tất cả quý vị và các bạn. Chúng ta lại gặp nhau một lần nữa. Trong cái chuỗi bài giảng về giao tiếp. Và trong cái bài này. Tôi sẽ chỉ cho các bạn ba cái chiêu để có thể giao tiếp tốt. Và thậm chí là có thể gây ấn tượng. Và khiến người khác quý

Mến chào tất cả quý vị và các bạn. Chúng ta lại gặp nhau một lần nữa. Trong cái chuỗi bài giảng về giao tiếp. Và trong cái bài này. Tôi sẽ chỉ cho các bạn ba cái chiêu để có thể giao tiếp tốt. Và thậm chí là có thể gây ấn tượng. Và khiến người khác quý mến các bạn ngay lần đầu gặp mặt. Tôi hứa sao tôi sẽ làm y như vậy trong cái bài nay ha. Và dĩ nhiên, cái kiến thức. Và kinh nghiệm trong cái bài này. Chắc chắn. Sẽ đơn giản. Sẽ cực kì dễ hiểu. Ai xem cũng hiểu hết. Và rất là dễ áp dụng trong cuộc sống này. Ok không dông dài nữa, chúng ta sẽ bắt đầu ngay, các bạn nha. Ok các bạn, chúng ta đang đến với cái phần đầu tiên, cái chiêu đầu tiên. Để có thể giao tiếp tốt. Và hút hồn thậm chí là có được sự tin tưởng, sự quý mến của người khác ngay từ những lần đầu tiên gặp mặt. Nha. Vậy thì đó là cái gì?. Trước khi mà bật mí.

Tôi hỏi các bạn câu. Theo các bạn. Trong giao tiếp. Đâu là cái yếu tố quan trọng. Cái đỉnh nhất. Cái mà number 1. Trong giao tiếp?. Tôi biết sẽ có nhiều người suy nghĩ là. Đương nhiên. Giao tiếp nói chuyện là quan trọng nhất rồi đúng không?. Nói chuyện. Có những người còn đưa lên một cái level cao hơn. Nói thôi chưa đủ. Mà thậm chí còn phải nói hay. Nói sao cho nó deep deep, mạnh mạnh. Nói nhiều, nói lưu loát. Cái đó mới là đỉnh cao của giao tiếp, đúng ko?. Thưa quý vị và các bạn, nếu các bạn có cái suy nghĩ như vậy. Thì chúc mừng các bạn. Tất cả những gì vừa liệt kê. Không phải. Là cái quan trọng nhất trong giao tiếp. Tại vì sao tôi khẳng định với các bạn điều đó?. Tại vì sao?. Để tôi chứng minh cho bạn thấy, có bao giờ các bạn gặp một cái người nói nhiều. Và hỏi nó rất lưu loát. Thậm chí là họ nói đúng. Nhưng mà mình cứ cảm giác ghét ghét.

Khó chịu khi bạn tiếp xúc với họ. Ở ngoài đời. Có bao giờ các bạn gặp tình huống đó chưa. Tôi thì tôi gặp nhiều đấy. Tại sao vậy. Tại sao người ta nói hay và nói lưu loát mà. Tại sao nhiều khi họ lại không có cảm tình của cái người đang nói chuyện đối diện?. Rất đơn giản thôi. Vì nói không phải. Là cái điều tối quan trọng, không phải là cái điều quan trọng nhất trong giao tiếp. Cái này. Mới là cái quan trọng nhất nè. Sự chú ý, sự chú tâm. Tập trung. Mới chính là. Cái quan trọng nhất trong giao tiếp. Khi giao tiếp. Mà bạn không có sự chú ý. Là có nghĩa là hỏng. Là banh luôn. Cái sự chú ý vô cùng quan trọng các bạn. Đương nhiên chút xíu nữa tôi sẽ lấy ví dụ cho các bạn hiểu. Có mấy giờ tôi sẽ phân tích trc. Để các bạn có thể. Nắm sâu sắc. Về cái tầm quan trọng. Của sự chú ý trong giao tiếp. Bạn chỉ cần biết chú ý, biết để ý thôi.

Thì bạn sẽ không bao giờ rơi vào cái tình trạng mà bí ý tưởng khi giao tiếp. Cái này nhiều người bị lắm. Ngồi nói chuyện lúc. Hết biết nói gì luôn, bắt đầu hỏi qua mấy câu xàm xàm. Hỏi mấy câu nhảm nhảm mà mình cảm thấy sượng luôn á. Nhưng mà để im không nói gì thì không được. Bạn có sự chú ý. Và có kích kỹ thuật khi mà chú ý. Thì không bao giờ hết chuyện để nói. Đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai. Bạn cũng không bao giờ vô duyên. Không bao giờ đâm xàm khi mà nói chuyện đâu. Và đặc biệt. Có được sự chú ý khi mà giao tiếp. Bạn sẽ được quý mến và tin tưởng rất nhanh. Được người ta tin tưởng với tốc độ siêu siêu nahnh. Nhanh tới ko ngờ luôn á. Nên là trong giao tiếp, có đc sự chú ý là coi như là thắng được 50%, khỏi nói nhiều. Thiệt nha. Nên làm ơn nhớ. Đừng bao giờ. Coi nhẹ cái sự chú ý. Không có nó là toang. Khi mà các bạn chuẩn bị cho một cái cuộc giao tiếp.

Đặc biệt là giao tiếp với người lạ, người mới biết. Hoặc là người có thứ bậc cao hơn mình. Nếu mà các bạn. Muốn tạo một cái ấn tượng tốt. Thì có một cái điều mà các bạn phải đặt mục tiêu. Đặt mục tiêu số 1 luôn. Trước khi. Đi gặp những người đó. Đó là gì?. Bạn phải tự nhủ với chính mình. Tôi đến cái buổi giao tiếp đó. Với ưu tiên số 1 là sự chú ý. Tôi lặp lại một lần. Chỉ cần cái tư tưởng đó thôi. Là bạn đã thắng được một nửa cuộc chơi rồi. Bây giờ chúng ta sẽ chú ý cái gì đây?. Chúng ta sẽ chú ý 2 thứ. Một là chú ý lời nói của người đối diên. Và hai. Là chú ý cái biểu cảm của họ, thế thôi. Và mọi cái sự giao tiếp của mình. Sẽ nương theo. Cái sự chú ý đó. Chấm hết. Vậy thôi, đơn giản vậy thôi. Bây giờ tôi sẽ lấy một cái ví dụ. Ví dụ như bây giờ là buổi trưa đi. Trời thì nắng, bạn có một. Cái cuộc hẹn. Với một người khách hàng.

Với 1 người khách hàng đi. Người đã bước vào trong quán cà phê chỗ hẹn. Họ kéo ghế ngồi. Người của họ. Lỗ rõ cái để mệt mỏi luôn. Có vẻ buồn buồn. Họ có vẻ đang mệt. Thậm chí là họ rất là kiểu nhát gừng. Rất là là miễn cưỡng trong việc nói chuyện. Có cái gì đó chán chán. Hà. Thì đấy. Bạn gặp người đó. Cái điều đầu tiên bạn cần làm. Là phải chú ý. Phải phát hiện được những cái điều đó. Thực ra những cái này nó đâu có khó đâu. Nó dễ ẹc à, nó trước mắt các bạn. Các bạn để ý thì các bạn sẽ thấy thôi tôi chỉ sợ trong tình huống này. Có mấy ông không biết nhìn. Mấy ông biết để ý, không biết quan sát, chán gần chết luôn. Nếu mà không để ý. Nhiều người bước vô. Gặp người ta mệt mệt ko quan tâm. Nhào vô nó một tràng luôn. Tôi nói thiệt. Cái này là đại vô duyên luôn. Ko biết quan sát, chán. Hoặc có những người khác. Tính sẵn cà giỡn.

Nhưng mà không biết lúc nào nên cà giỡn. Lúc nào lên hài. Cái mặt người ta bí xị mà mình vô cái quăng miếng hài rồi thôi, vô duyên thúi luôn. Vô duyên thúi các bạn. Đó là những thất bại trong giao tiếp vì các bạn không có quan sát, các bạn phải quan sát trước. Các bạn sẽ thấy. À, người này đang mệt. Người này không muốn nói chuyện. Người này đang có vẻ gì đó mà chán chán. Đó là cái. Mà chúng ta lấy dữ liệu đầu tiên. Thì sau khi mà lấy dữ liệu xong. Mình mới nương theo cái dữ liệu đó. Cái người đang mệt thì cần gì? chắc họ cần nghỉ ngơi đó. Họ cần uống nước hay là abc gì đó. Bắt đầu mình mới nói. Mình có thể nói gì?. Mình nói là “chị ngồi nghỉ chút xíu. Uống nước chút xíu chị ha. Trưa nắng quá”, ví dụ như vậy. Đó là một cái người biết quan sát. Chứ không phải mới vô là rào rào rào rào. Còn nếu ai mà tinh tế hơn trong cái tình huống đó.

Các bạn hoàn toàn có thể xin chủ quán. Một cái khăn lạnh. Và đưa cho cái người đang có vẻ mệt mệt đó. Đấy. Tinh tế hơn và ghi điểm nhiều hơn. Đó là một người biết chú ý đấy. Và người ta. Sẽ quý bạn vô cùng. Kể cả đó là cái giây, cái phút đầu tiên. Giao tiếp giỏi phải như vậy các bạn. Mình nói nhiều không bằng mình nói đúng. Nói đúng ở đây là đúng cái thời điểm, đúng cái nội dung. Và đôi khi ko nói gì cả. Mà thể hiệnmột cái hành động ân cần. Thì đó cũng là đỉnh cao của giai tiếp. Đúng không?. Nên các bạn để ý nha. Có được sự chú ý. Thì các bạn sẽ luôn. Biết rõ chính xác. Là mình cần nói cái gì. Và nói ra sao. Các bạn thấy có vi diệu ko? Ko chú ý là hỏng hết. Hoặc là bây giờ bạn gặp. Một cái người mà có vẻ hơi béo đi. Thì bạn nói chuyện với họ. Mà bạn không biết để ý. Bạn mới đi đề cập tới cái việc chơi thể thao, cái việc vận động.

Thì có thể người ta khó chịu lắm. Tại vì người ta đã béo rồi mà không biết để ý. Bạn nói về cái chuyện tập thể thao. Thế có thể nó sẽ đánh vào. Cái điều mà tự ái của người ta, có thể người ta buồn. Đúng không?. Nên phải biết để ý. Biết để ý thì mình sẽ biết. Tôi nói cái này, tôi không nên nói cái kia đấy. Vậy thôi chứ có gì đâu hoặc là bây giờ một cái ví dụ khác. Lấy ví dụ ngập trời luôn, để các bạn hiểu cái nguyên tắc. Và các bạn áp dụng vào trong những tình huống đời sống của mình, thực ra đơn giản lắm các bạn. Ví dụ đây là buổi hẹn đi. Buổi hẹn đầu tiên đi. Bạn tới và chở cô người yêu của mình. Bạn chờ ở đầu ngõ. Cô người yêu từ nhà bước ra. Cô người yêu vừa đi vừa nhìn xuống đôi giày của mình. Kiểu mà. Xúng xính, xúng xính. Kiểu mà để ý cái đôi giày. Bạn phải nhìn nha, phải nhìn. Để bạn. Phát hiện sao mà cổ cứ nhìn đôi giày vậy ta mình thấy đôi giày, hình như đôi giày mới.

Nếu không phải là một cái đôi giày mới. Thì đôi giày là một cái gì đó. Rất tâm đắc. Rất là yêu thích, rất là. Tự hào của cô gái này. Đó. Là một dữ liệu cần có. Của một người biết để ý. Đúng không? Lúc này nói về đôi giày là hay nhất. Và nếu bạn thực sự mà thấy cái đôi giày đó. Thực sự là đẹp. Bước đầu tiên. Bạn có thể khen luôn. Tại vì đang nói đúng mà. Trong tình huống đó, lúc đó. Đôi giày là một trong những chủ đề. Quan trọng nhất, và ok nhất. Để các bạn có thể bắt đầu, bạn có thể khen câu đùa giỡn giỡn giống như. “giày đẹp dữ ha”. #REF!. Đại khái như vậy. Tại vì nếu khen 1 cách trọng quá thì có thể khiến người ta đề phòng. Hoặc là nếu bạn biết chắc. Cái đôi giày này làm cái đôi giày mà họ mới mua. Thì bạn cũng có thể hỏi thăm. Dành tặng cho họ sự chú ý thông qua cái việc đề cập tới một cái điều mà họ đang tự hào.

Bạn có thể nói đại khái một cái câu đơn giản thôi, không cần cao siêu. “hình như bữa nay có người mới mua giày ha”. Đại khái vậy. Thì có thể người đó mới trả lời. “dạ”. Cái bạn khen thêm cái “giày đẹp thế em” đại khái như vậy. Là bắt đầu ko còn khoảng cách luôn. Thành ra giao tiếp phải biết chú ý là như vậy. Nói đúng là đỉnh cao của giao tiếp. Và sự chú ý là món quà tuyệt vời nhất. Mà chúng ta. Dành tặng cho người đối diện. Và đương nhiên trong tình huống này. Khi mà các bạn khen. Các bạn phải khen thật lòng. Đừng có giả dối. Và đặc biệt là đừng nói điều gì tiêu cực về người khác là ok. Nếu bạn không thấy đẹp thì bạn không cần phải khen. Tôi ko chỉ các bạn giả tạo. Không thích thì không phải khen. Bạn có thể chuyển sự chú ý. Tới cái sự trang điểm. Của người đó. Tới quần áo, tới vẻ mặt của họ. Đầy cái để chú ý mà các bạn thậm chí là chú ý cái màu son cũng được mà.

Hoặc thậm chí là sự chú ý có thể có từ trc. Ví dụ như ngày hôm qua bạn thấy. Cô bạn gái này. Post một cái post lên facebook. Than thở là công việ. Dạo này stress quá. Thế bạn có thể bắt đầu. Bằng cái việc hỏi thăm thôi cũng đc. Hỏi thăm bình thường thôi. Ví dụ như hỏi là “hôm qua anh thấy em post status trên facebook thấy cũng tâm trạng quá ha”. Thì nếu mà chạm đúng vào. Trái tim của người ta thì người ta. Sẽ kể cho các bạn nghe. Một tràng luôn. Lúc này cái sự giao tiếp được thiết lập. Và mọi thứ sẽ. Rất dễ dàng. Cứ chú ý đi các bạn ơi, sẽ luôn phát hiện một điều gì đó và cứ nương theo đó mà nói đi. Không hề khó thưa quý vị và các bạn. Hoặc là bây giờ thêm một ví dụ nữa. Tôi muốn là có nhiều ví dụ để các bạn dễ áp dụng trong cuộc sống. Thành ra nó dễ lắm. Ví dụ bây giờ trong một cái lớp học ban đêm đi. Học tiếng anh.

Bạn đi học. Và bạn ngồi chung với một anh lớn tuổi hơn mình. Hoàn cảnh là như vậy. Cái này rất phổ biến các bạn, đúng không?. Bạn nào mà đi học. Kiểu mà đi học ban đêm. Rất là dễ gặp những tình huống này. Và trong thực tế có những người ngồi như khúc gỗ. Không biết cách giao tiếp với những người xung quanh luôn. Ngồi hiền khô. Mà ngồi mà im, thiếu điều thấy ngại luôn á. Nhưng mà không biết nói gì cả. Vậy thì. Với những người tự ti như vậy. Thì đây là cái cách cho các bạn. Nha. Mới vô. Ngồi kế, bạn có thể chủ động hỏi người ta. Nha. Anh đang làm công việc gì đó, ví dụ vậy, vậy mình hỏi công việc hỏi bâng quơ. Thường thường thấy ai cũng hỏi cái đó hết, mới đầu hỏi tên rồi. Bắt đầu hỏi công việc rồi hỏi. Sao đi học này, đại khái vậy. Thì coi như đó là những cái câu cơ bản. Đó là những câu cơ bản. Khi hỏi những câu cơ bản.

Người ta trả lời. Nhớ chú tâm. Nhớ để ý. Nhớ chú ý. Để làm gì? Để mình lấy dữ kiện từ những gì họ nói. Và chúng ta sẽ nương theo cái dữ kiện đó. Để mà tiếp tục câu chuyện. Không bao giờ hết ý để nói, thí dụ như cái người đó sẽ trả lời là “anh đang làm. Về công nghệ thông tin”. Nha. Bạn ngồi. Bạn chăm chú lắng nghe, bạn biết. À, đang học công nghệ thông tin. Lúc này có thể bạn sẽ có sự thắc mắc, đúng ko?. Thắc mắc công nghệ thông tin tóm lại là gì?. Đó, nương theo câu chuyện đó. Và hỏi họ ngược lại một câu. “ủa anh, vậy là mình làm về lập trình hả anh?. Hay là mình làm bên phần cứng. Bên thiết bị?”. Thì có thể người kia sẽ trả lời anh làm bên lập trình. Anh làm lập trình di động. Lúc này lại chăm chú. Thông tin tiếp theo là gì?. Lập trình di động. Mình suy nghĩ lập trình di động. Cái mình phát hiện, bây giờ ai cũng xài điện thoại, ví dụ vậy.

Cái này đang hot nè, bạn có thể. Nói một cái câu đáp lại với họ. Ví dụ như là. “ồ, các ngành này bây giờ là hot nhất luôn đó anh”. Đại khái là như vậy, tại vì mỗi người nói một câu mà, đúng không?. Thì có thể ông kia sẽ trả lời. “ui. Làm gì có em ơi” đại khái vậy. “làm gì có, cũng bình thường thôi em”. Cuộc nói chuyện cứ tiếp tục, cứ tiếp tục, cứ tiếp tuc. Lúc này nếu bạn thực sự quan sát. Bạn để ý, sẽ có rất nhiều câu. Để nói. Thí dụ như bạn có thể hỏi “anh làm lâu chưa?”. Đúng không?. Rồi ông này là làm về công nghệ thông tin, bạn có thể hỏi một câu là anh là chắc là tốt nghiệp trường bách khoa hả anh?”. Thì ổng trả lời như thế nào. Bạn cứ nương theo. Câu chuyện nói tiếp. Hoặc là bạn có thể nói một cái câu đơn giản là “trời ơi. Bây giờ giỏi lập trình, giỏi máy tính. Mà còn giỏi thêm tiếng anh nữa, ai chơi lại?” Ví dụ vậy ha.

Nó dễ lắm các bạn. Điều quan trọng là phải biết chú ý. Nói nương theo cái sự chú ý đó. Và đừng nói bất kỳ điều gì tiêu cực. Là không bao giờ vạ miệng. Không bao giờ nói bậy. Nha. Rất nhiều ví dụ cho các bạn rồi đấy. Nếu bây giờ chúng ta chốt lại nha. Sự chú ý. Là thành tố. Quan trọng nhất trong giao tiếp. Tối quan trọng luôn. Sự chú ý sẽ giúp cho các bạn. Không bao giờ bí ý để nói. Không bao giờ vạ miệng. Và sự chú ý cũng chính là cái phần quà quan trọng nhất. Mà bạn có thể tặng cho người đối diện. Trong một cuộc giao tiếp. Đó là phần quà lớn nhất. Và họ sẽ yêu các bạn. Họ sẽ quý các bạn rất sâu sắc. Thậm chí là tin tưởng. Các bạn rất khủng khiếp. Khi các bạn dành cho họ sự chú ý. Ok. Đó là cái chiêu số 1. Bây giờ chúng ta. Sẽ qua cái chiêu số 2, các bạn nha. Hello tất cả quý vị và các bạn, chúng ta đã quay trở lại với cái phần số 2.

Cái chiêu số 2 của. Bài ngày hôm nay. Kỹ năng về giao tiếp. Vậy thì cái chiếu thứ hai này là gì?. Đó là mình. Phải biết nghiên cứu. Sở thích của cái người. Mà mình sẽ giao tiếp. Trời ơi các bạn ơi, tôi nói các bạn đây là. Cách sâu dễ để có thể tạo cái thân tình với người khác. Và kể cả đó là người mới gặp. Thiệt luôn á. Các bạn nói chuyện một cái người mà cái bạn không biết. Cái người đó thích hay là quan tâm nhất tới cái điều gì là cái bọn mất đi. 1 cái siêu bí kíp để có thể gây ấn tượng với họ. Bạn bỏ qua các yếu tố số 1 của cái việc. Gây hứng thú khi giao tiếp. Nó phí vô cùng các bạn ơi. Mình giao tiếp, mình nói chuyện với người khác. Mình rất rất nên biết. Họ thích cái gì. Và thực ra để biết họ thích cái gì nó cũng dễ mà các bạn, nó dễ ẹc luôn á. Cái thời buổi facebôk. Cái thời buổi zalo. Mình search, mình dòm fb của họ là biết liền à, đúng ko?.

Biết liền luôn các bạn ơi, bây giờ để tôi lụm liền cái ví dụ. Minh họa cho các bạn. Để các bạn biết cái sự vi diệu của cái việc biết. Sở thích của cái đối tượng. Trong giao tiếp nó. Quan trọng như thế nào. Thí dụ bây giờ bạn làm ở một công ty, bạn là người mới đi làm. Bạn được tuyển vào công ty rồi, ví dụ vậy. Và bữa nay là. Tuần đầu tiên bạn đi làm. Thì trưa thì thường thường là cái công ty này. Hay ăn cơm ở. Cái tiệm gần đó. Thì bữa nay bạn đi ăn với mọi người. Và ngồi chung với sếp này nọ, thí dụ vậy. Ăn được những quán ăn gần gần công ty. Thì đương nhiên là. Trong quá trình đi làm thì bạn cũng biết sếp rồi. Nhưng mà chưa có thân thôi, nói chung là cũng có điều kiện. Nhưng mà chưa có điều kiện để nói chuyện thân tình. Nên về bản chất cái mối quan hệ giao tiếp này nó vẫn rất là thường. Nó ko có gì sâu sắc cả. Nó chỉ hơn mức người dưng chút xíu thôi.

Thì bạn search. Facebook của ông sếp. Bạn biết à cha nội này thích đá banh. Thấy đăng hình, đăng báo này nọ về đá banh. Biết là a, biết sở thích là đây. Công cụ. Cái mỏ vàng. Để có thể có được cái trái tim của người khác. Thông qua giao tiếp đó các bạn. Bạn có thể bắt đầu câu chuyện bằng cách. Anh minh là tên của ông sếp. Thí dụ vậy. “ủa anh minh. Hình như anh cũng hay xem đá banh hả anh?”. Thì đương nhiên như lúc này ông sao phải trả lời rồi đúng không? Ổng sẽ phải trả lời. Đại loại như. “có chứ em, anh cũng mê, anh thích chứ”. Hoặc là “anh là fan ruột mà”, ví dụ vậy. Thì bạn bắt đầu để ý. Nếu bạn cũng thích đá banh. Thì bạn sẽ trả lời theo kiểu là “rồi, vậy là. Chung ruột luôn. Em cũng mê đá banh. Ủa. Hồi tối anh có coi mu đá ko anh?”. Mu là tên của một đội bóng đó. Nói về sở thích mà, bạn hỏi:. “ủa tối anh có coi mu đá ko anh?”.

Câu trả lời có thể là “có em ơi. Mu. Dạo này đá chán quá mày ơi”. Thí dụ vậy. Cái bạn tập trung, bạn có thể trả lời theo kiểu. “theo kiểu thôi kệ anh. Có coi đỡ nghiền. Chữ cái hội mà covid ngưng đá. Không có coi khó chịu, bứt rứt”. Ví dụ vậy. Bạn thấy ko, cái luồng giao tiếp như vậy. Nó rất phổ biến. Rất đơn giản. Tại mình cứ nương theo, nương theo và mình khai thác yếu tố sở thích. Mà sở thích là cái mà người ta rất hứng thú người ta nói. Tôi nói thẳng các bạn luôn á. Các cuộc giao tiếp này nè. Cứ như thế này tới sáng. Vì đang chia sẻ cái sở thích, trời ơi dễ lắm các bạn, và trong thực tế tôi đã từng nhìn thấy nhiều người. Đi làm. Và thân với những cái người cấp trên. Là thân thông qua những cuộc nói chuyện về sở thích. Chia sẻ. Sở thích ngoài công việc. Chứ không đơn thuần là công việc đâu các bạn. Họ không chỉ nói chuyện với nhau.

Về sở thích. Mà họ còn rủ nhau. Tham gia. Những cái hoạt động về sở thích nữa, rất nhiều công ty. Mà sếp với nhân viên cuối tuần là đi đá banh. Cùng thích đá banh mà. Đúng không?. Nên là nếu mà các bạn không biết người đối diện. Thích cái gì. Bạn ko biết cách chia sẻ sở thích. Khơi gợi. Trong các cuộc giao tiếp. Bạn bỏ qua. 1 các công cụ quyền năng. Thực sự luôn á. Nhiều khi người ta quý mến các bạn. Đặc biệt là cấp trên, cấp dưới. Năng lực là một chuyện. Nhưng mà người ta còn phải đánh giá một yếu tố khác. Ừ thằng này dễ thương. Thằng này gần gũi. Thằng này chia sẻ được với mình. Cái sự tin tưởng, cái sự quý mến. Nó quan trọng không hề kém so với cái chuyên môn đâu các bạn ơi. Con người vẫn là cái sinh vật. Mà thiên về cảm xúc mà, đúng ko?. Nên là người ta. Sẽ có cái khuynh hướng tin tưởng. Những cái người. Mà họ quý mến.

Cái này là sự thật thôi. Quá dễ thấy trong cuộc sống. Đúng không? đương nhiên. Đương nhiên tôi biết. Trong nhiều trường hợp cho dù chúng ta. Có search, có mò cái facebook. Của người khác. Nhưng. Mình cũng chả biết họ thích cái gì. Và cũng có nhiều trường hợp khác. Lần đầu tiên gặp. Gặp 1 cách bất ngờ luôn giống như là cái tình huống bạn gặp. Một cái anh bạn. Trong cái. Lớp học tiếng anh. Của cái ví dụ trước, đúng không?. Mình chả có thông tin gì về họ. Mình không có một cái kết nối nào trước đó. Để mà biết à. Họ thích cái gì thì thật ra. Trong những tình huống đó bạn vẫn có thể chủ động hỏi họ. Tôi nói là hỏi người khác về sở thích của họ. Đại đa số trường hợp. Họ sẽ hưởng ứng rất là nhiệt tình. Tại vì sở thích nó đồng nghĩa với sự hứng thú. Đồng nghĩa với sự yêu thích. Người ta rất thích nói về sở thích thưa các bạn.

Đương nhiên có những tình huống. Những trường hợp. Mà họ quá khép kín. Họ ko muốn nói về sở thích, cái đó thì chịu. Nhưng mà. Tôi khẳng định với các bạn. Ít nhất với kinh nghiệm của tôi. Người ta rất thích. Chia sẻ về sở thích của họ. Cái này với cái ví dụ trong cái lớp học tiếng anh đi. Hồi nãy có nói, bây giờ mình quay trở lại với ví dụ đó. Để nói tiếp cho các bạn dễ hình dung ha. Hồi nãy nói chuyện về lập trình. Nói chuyện về. Công ty, công việc, nói riết cũng hết. Thế thì bây giờ bạn có thể hoàn toàn lái câu chuyện. Qua cái khía cạnh sở thích. Bạn có thể hỏi. “vậy mấy lúc mà. Rảnh rỗi. Anh có hay chơi game hay là. Chơi thể thao. Hay là sở thích gì ko anh?”. Đại khái vậy, hỏi bình thường. Có gì đâu. Thì có thể người này sẽ trả lời “không, anh không có chơi thể thao, chơi game nhưng bạn khoái đọc sách”. À, có dữ liệu.

Đúng ko?. Bạn để ý. Bạn tập trung đi. Bắt đầu nương theo cái này. Mà nói thôi, ví dụ sách,. Thì bắt đầu hỏi. “em cũng muốn đọc sách mà chả biết đọc cuốn nào, anh có cuốn nào hay hay giới thiệu em đọc với”, , đó. Ví dụ vậy. Thế bắt đầu ông mới trả lời :”nè có cuốn này nè hay nè”. “cuốn này hay nè, mỏng mỏng dễ đọc nè”. Bắt đầu ông vừa nói. Cái mình lấy điện thoại mình search. Search cái tên cuốn sách đó trên google, hưởng ứng liền. Chú ý tập trung. Và đắm mình vào cuộc giao tiếp đó. Đừng có phân tâm nha. Đó, lấy điện thoại đã search. Tìm hiểu cuốn sách đó ngay trong lúc nói chuyện luôn. Bắt đầu thấy “cuốn này đúng ko anh?. Người ta cho năm sau quá trời anh ha. Cho 5 sao quá trời nè, rồi để em về mua liền”, thí dụ vậy. Nha. Ở đây không phải là giả tạo đâu. Mở đây là. Cái sự hòa mình hoàn toàn. Vào cuộc giao tiếp. Đừng có để bị sao nhãng.

Đừng có để bất cứ cái gì xâm lấn vào. Giao tiếp. Tập trung hoàn toàn. Thì cái cuộc giao tiếp nó thú vị lắm các bạn, ai ngồi trước mắt các bạn cũng có thể là một ông thầy. Cũng có thể là một người hữu ích. Và các bạn sẽ học được rất nhiều từ kinh nghiệm của người khác theo cái lối giao tiếp như vâyh. Nha. Làm ơn nhớ. Chốt lại, cái phần số 2 này. Giao tiếp. Mà hổng biết người đối diện thích cái gì. Là bỏ qua. Một cái công cụ quyền năng. Để có thể. Trở thành một người giao tiếp. Trở thành một người đc quý mến. Trong cái tình huống mà các bạn hỏi về cuốn sách. Thực ra. Gọi là vai vế. Bạn đang là người thấp hơn. Bạn đang nói về một cái thứ. Mà người khác giỏi hơn bạn. Nhưng kể các bạn kém hơn. Người ta vẫn quý bạn. Quý bạn về sự nhiệt tình. Quý bạn về sự khiêm tốn. Quý bạn về rất nhiều đức tính tốt. Mà họ có thể nghĩ ra. Nhưng thực ra.

Cốt lõi của cái sự yêu quý đó. Nó đến từ từ việc. Bạn quan tâm. Đến sở thích của người khác. Đó là một cái công cụ tuyệt vời các bạn. Nha. Nhớ kỹ nha. Đó là phần số 2. Giờ chúng ta sẽ qua tiếp. Phần số 3. Rồi ok, tất cả quý vị và các bạn. Chúng ta. Đang đến với cái chiêu cuối cùng. Để chúng ta. Có thể giao tiếp tốt. Cái chiêu cuối cùng này là gì?. Đó là một cái nhận thức thưa quý vị và các bạn. Mọi cuộc giao tiếp. Trc khi bắt đầu. Đặc biệt là những cái cuộc giao tiếp thông thường. Đặc biệt là những cuộc giao tiếp trong đời sống. Những cái cuộc giao tiếp. Mà chiếm phần lớn cuộc đời của mình. Thì mình phải để ý. Cái điều này. Mình đi giao tiếp nó hoàn toàn khác. Với việc mình đi đánh lộn. Mình đi đánh nhau. Để tôi giải thích cho các bạn nghe. Có bao giờ các bạn gặp một cái cuộc nói chuyện mà nó theo cái kiểu vầy ko. Ông này nói cái a đi.

Thì cái ông đối diện sẽ đi kiếm một cái gì đó tốt hơn cái a. Để nói lại. Thí dụ. Con tôi mới thi đấu trường bách khoa. Thì cái người đối diện sẽ nói. “trời, vậy hả. Còn con tôi. Mới đi du học mỹ”. Hoặc là sao. Hai người bạn gặp nhau. Một người nói “tao mới bay ở đà lạt về nè. Có chút quà cho mày”. Người kia mới nói. “vậy hả mày. Tao mới đi thái về nè”. Thưa quý vị và các bạn. Những cái kiểu giao tiếp như thế. Thông thường. Nó rất dễ fail. Nó rất dễ thất bại. Về mặt tình cảm. Về mặt kết nối. Tại các bạn biết sao ko?. Bạn làm cho người ta dễ hụt hẫng. Và họ cảm thấy thua kém. Mà cái này nó đánh vào cái sự tự ái. Nó rất dễ mất lòng các bạn. Đương nhiên tôi không nói. Là tất cả 100% người. Trong tình huống này. Người ta sẽ tự ái nhưng. Các bạn tin tôi đi. Rất rất nhiều. Những sự tan vỡ. Những cái sự. Bực bội khó chịu. Nó đến từ các kiểu giao tiếp như thế này.

Nó đến từ cái việc. Mà cứ hễ bạn nói cái gì. Thì cái người đối diện. Cũng ráng nói một cái gì đó cao hơn. Trời ơi sao giống như đánh lộn quá vậy, nó ko giống giao tiếp. Mình đục nó cái,. Nó đục lại mình cái mạnh hơn, nó giống đánh lộn quá. Thưa quý vị và các bạn. Please, đừng dính vào bẫy đó. Thật luôn. Bây giờ tôi thừa nhận luôn, có thể cái điều bạn nói là đúng. Là lịch sử thật. Nhưng. Làm ơn để ý. Có người có cảm xúc. Mà cái yếu tố. Cảm xúc của con người nó còn mạnh hơn lý trí nữa. Đúng ko?. Chẳng thà mình đừng có giao tiếp. Chứ mà mình giao tiếp rồi. Mình đã quyết định. Ngồi nói chuyện với người khác rồi. Mà mình. Còn làm cho người ta cảm thấy hụt hẫng. Cảm thấy thua kém. Thì như vậy là dở rồi các bạn. Cần gì phải hơn thua, cạnh tranh ở đây. Cuộc nói chuyện bình thường không cần phải hơn thua, không cần phải cạnh tranh.


https://youtu.be/Jjb6eE104mAMến chào tất cả quý vị và các bạn. Chúng ta lại gặp nhau một lần nữa. Trong cái chuỗi bài giảng về giao tiếp. Và trong cái bài này. Tôi sẽ chỉ cho các bạn ba cái chiêu để có thể giao tiếp tốt. Và thậm chí là có thể gây ấn tượng. Và khiến người khác quý