Tác hại nghiêm trọng khi trở thành “cú đêm”

 

 

Trong thời đại 4.0, khi có quá nhiều thú vui giải trí, các bạn trẻ có xu hướng thức khuya nhiều hơn từ đó khiến đồng hồ sinh học bị thay đổi. Việc này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng có hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần.

 

1. Suy yếu hệ miễn dịch

Hệ thống thải độc và sản sinh chất miễn dịch của cơ thể chúng ta gắn liền với nhịp sinh học của cơ thể. Hơn nữa, hệ miễn dịch và quá trình đào thải của các bộ phận trong cơ thể có một chu trình hoạt động khác nhau. Vậy nên, khi nhịp sinh học này thay đổi, thì hệ thống sẽ bị tác động tiêu cực và từ đó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chúng ta. Các tế bào miễn dịch bị suy giảm và không đủ thời gian để tái tạo lại, từ đó dẫn đến tình trạng đau ốm và mệt mỏi khi trở thành “cú đêm”.

2. Lão hoá não bộ

Trong não người chứa rất nhiều chất trắng giúp truyền tải các tín hiệu để các vùng bên trong não bộ được hoạt động nhịp nhàng hơn. Khi bạn thức khuya, lượng chất trắng trong não sẽ ít đi từ đó gây quá trình vận hành của não trở nên khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, khi bạn thức khuya, nồng độ hormone căng thẳng lại tăng cao khiến bạn trở nên nhạy cảm, dễ bị tác động và có xu hướng làm những việc không lành mạnh như cờ bạc, lạm dụng chất gây nghiện, quan hệ tình dục thiếu an toàn…

3. Thừa cân béo phì

Khi đêm xuống, lượng đường trong máu đạt mức thấp nhất, đây cũng là lý do các bạn thường cảm thấy đói và thèm ăn khi về khuya. Nhưng bạn lại thèm ăn những thực phẩm không tốt như: nhiều đường, nhiều tinh bột, thức ăn nhanh… Nhưng cơ thể không thể hấp thụ và chuyển hóa hết dinh dưỡng, sẽ dẫn đến các tình trạng như: thừa cân, béo phì…

Không chỉ vậy, những người có thói quen thức khuya cũng có chế độ ăn uống thất thường như bỏ bữa sáng nhưng lại ăn rất nhiều cả ngày, khiến quá trình trao đổi chất bị thay đổi. Từ đó, dễ gây nên các bệnh về đường tiêu hóa và hàng loạt các vấn đề về dinh dưỡng khác.

4. Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ

Vào 9h-10h tối là thời điểm mà hầu như các “cú đêm” sẽ lâm vào trạng thái buồn ngủ vì đây là khoảng thời gian sản sinh của hormone melatonin giúp điều chỉnh giấc ngủ và sự tỉnh táo. Vậy nên, nếu trong khoảng thời gian này bạn không bắt đầu giấc ngủ, bản thân cũng sẽ không thể tập trung làm việc được. Đồng thời quá trình sản xuất melatonin sẽ bị gián đoạn, từ đó bạn khó kiểm soát giấc ngủ, khó đi vào giấc ngủ sâu hơn. Thậm chí, khi bắt đầu giấc ngủ từ 2-3 giờ sáng thì sẽ dẫn đến tình trạng không ngủ đủ giờ, khiến bản thân mất tập trung vào sáng hôm sau.

5. Tăng nguy cơ tiểu đường

Trong một nghiên cứu về giấc ngủ của tạp chí Nội tiết lâm sàng và chuyển hóa của Mỹ có giải thích về việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng nhân tạo từ đèn, ánh sáng của các thiết bị công nghệ do thức khuya sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.

Thật bất ngờ khi đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường và các hội chứng chuyển hóa khác như cao huyết áp, rối loạn mỡ máu… Thậm chí, nếu thức khuya liên tục, các bệnh này có xu hướng diễn tiến nặng hơn.

 

Tác hại của thức khuya quá rõ ràng rồi phải không? Nhưng để điều chỉnh được thói quen này thì không phải dễ dàng đâu, hãy lập kế hoạch rõ ràng và đủ quyết liệt nhé!

 

Biên tập nội dung Educare

Nguồn: genvita.vn

 

5 ĐIỀU VỀ Educare CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:

– Là ứng dụng học tập cho học sinh cấp 1 đến cấp 3 với hệ thống bài giảng, câu hỏi và đề thi phong phú.

– Nhiều bài giảng Kỹ năng sống – Kỹ năng thành công trang bị kiến thức và phẩm chất cho học sinh.

– Video bài giảng trực quan, sinh động với mô tả thực tế, gần gũi giúp hiểu bài nhanh, sâu và lâu.

– Mỗi bài giảng đi kèm bảng kiến thức tổng quát giúp học sinh dễ nắm bắt kiến thức, cùng với các câu hỏi ôn luyện nhiều cấp độ để kiểm tra, ôn tập, tự tin trước các kì thi.

– Chi phí sử dụng hợp lý cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Để biết thêm chi tiết xin liên hệ hotline: 0283 620 0214

#Educare #giuginsuckhoe #chienbinhmuathi #ungdunghoctap