CẨM NANG HỌC ONLINE AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI NHÀ CHO TRẺ

Học sinh cả nước đang bước vào giai đoạn năm học mới 2021 – 2022 với những thay đổi rõ rệt. Trong thời gian Việt Nam đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19, các em phải học trực tuyến cả ngày với những thiết bị dùng điện như laptop, điện thoại hay Ipad… Với tính hiếu động, thích khám phá vốn có của trẻ, đặc biệt các em ở độ tuổi Tiểu học, việc học trực tuyến cần phải có sự giám sát của người lớn đến phòng tránh những rủi ro tối đa để đảm bảo an toàn cho trẻ khi học tập tại nhà.

 

Bên cạnh việc theo sát trẻ mọi lúc khi học trực tuyến, các bậc phụ huynh nên có những hướng dẫn rõ ràng để giúp trẻ nhận thức được vấn đề và trở nên độc lập, tự do hơn khi học tập cũng như các bậc Phụ huynh không phải nơm nớp lo sợ khi rời mắt khỏi trẻ hoặc khi để trẻ một mình.

 

Educare giới thiệu “Cẩm nang” học tập trực tuyến an toàn trong tại nhà cho trẻ mà các bậc Phụ huynh có thể áp dụng:

 

  • Dạy trẻ cẩn trọng với các thiết bị điện

Với các trẻ nhỏ tuổi, Ba mẹ cần hướng dẫn cho con một số nguyên tắc về an toàn điện như không chạm vào dây điện đã đứt rời hoặc dây điện bị hở và phải báo ngay cho người lớn để xử lý kịp thời. Cách tốt nhất nên yêu cầu trẻ không nên chạm vào nguồn điện khi chưa có sự cho phép của người lớn. Trẻ không nên đưa ngón tay hoặc những vật bằng sắt chọc vào ổ điện và tuyệt đối không nên chạm vào bất cứ thiết bị điện nào khi tay còn ướt. Không dùng dây điện hoặc thiết bị điện làm đồ chơi để tránh những rủi ro đáng tiếc.

 

Đối với những trẻ dùng điện thoại để học online, không nên vừa sạc điện thoại vừa học để tránh những rủi ro cháy nổ từ thiết bị điện tưởng chừng như vô hại này. Thay vào đó, cha mẹ hãy chủ động sạc pin điện thoại đầy đủ trước khi trẻ bắt đầu tiết học.

 

Để đảm bảo cho việc này, Ba mẹ nên sử dụng những loại phích cắm an toàn được khuyến cáo sử dụng chẳng hạn như phích cắm có 3 chân, 3 dây để chống rò rỉ điện, ổ cắm có nắp đậy hoặc nắp đậy chống thấm nước. Đặc biệt, ổ cắm điện nên lắp đặt vị trí cao hơn 1,4m để trẻ không thể với tới được (có thể điều chỉnh theo chiều cao thực tế của trẻ).

 

Tuy nhiên, vì những thương tích xảy ra cho trẻ tại nhà luôn tiềm ẩn, các bậc Phụ huynh phải giám sát chặt chẽ quá trình học của con, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp từ phía nhà trường, giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở thường xuyên, hướng dẫn, khuyến cáo về an toàn thiết bị điện để dần hình thành nhận thức của trẻ và các kỹ năng liên quan để tránh những nguy hiểm, rủi ro dùng thiết bị điện khi học trực tuyến. 

 

  • Cẩn trọng với những link, hộp thoại lạ

Bảo vệ trẻ trước những thông tin an toàn trên mạng cũng là một điều đáng lưu ý khi học trực tuyến.

 

Hiện nay, do nhu cầu học trực tuyến của học cả nước là rất lớn. Một số lớp học online được quản lý khá đơn giản, tạo cơ hội cho những “hacker” dễ dàng vào lớp học phá rối và tung những hình ảnh hay phát ngôn phản cảm. Điều này sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tâm lý cho học sinh, đặc biệt là trẻ nhỏ khi nhận thức còn chưa trưởng thành, tạo nên tâm lý sợ học online. 

 

Do đó, Phụ huynh và giáo viên cần phối hợp và hướng dẫn trẻ nhỏ tuyệt đối không được sử dụng link nào khác ngoài hướng dẫn của Thầy cô và tuyệt đối không chia sẻ đường link lớp học cho bất cứ người nào không liên quan.

 

Bên cạnh đó, trẻ nhỏ học online đang sử dụng thiết bị của cha mẹ khá nhiều, vì vậy tránh rủi ro đánh mất dữ liệu từ thiết bị di động của Phụ huynh cũng rất quan trọng. Vì chỉ khi trẻ bất cẩn sử dụng những trang link xấu có thể đưa virus về máy và có khi sẽ mất những thông tin quan trọng hơn như là tài khoản, mã pin hoặc các ứng dụng ngân hàng của Ba mẹ. 

 

Một số công cụ tìm kiếm an toàn cho trẻ nhằm giới hạn truy cập vào những nội dung không phù hợp, Ba mẹ có thể tham khảo như: KidzSearch, Kiddle, Kidtopia…

 

  • Khoảng cách an toàn khi sử dụng thiết bị điện tử

Để giảm tối thiểu những tác hại gây ra những căn bệnh như cận thị, trẻ nên ngồi cách màn hình máy tính từ 50cm trở lên (khoảng một sải tay) tùy vào kích cỡ của màn hình. Ngoài ra, nên để màn hình ngang tầm mắt của trẻ, điều chỉnh chiều cao ghế ngồi cho phù hợp. Nếu để quá cao hoặc quá thấp thì mắt sẽ phải liên tục nhìn lên hoặc nhìn xuống trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến mắt của trẻ.

Ba mẹ nên quan sát môi trường xung quanh để điều chỉnh ánh sáng màn hình máy tính phù hợp cho trẻ, hoặc có thể lắp đặt thêm một chiếc đèn bàn để đảm bảo ánh sáng nơi bé học. 

Với “Cẩm nang” học trực tuyến an toàn tại nhà như trên, hy vọng các bậc phụ huynh có thể tham khảo để đảm bảo an toàn cho các bé nhà mình mang đến một năm học mới tràn đầy đầy chất lượng và lành mạnh cho trẻ.

 

  • Không gian học tập

Sắp xếp cho bé không gian học tập cố định và yên tĩnh, hạn chế những tiếng ồn xung quanh như tiếng Tivi, tiếng thông báo từ thiết bị di động, máy tính, tiếng trò chuyện… Hạn chế trò chuyện và không để đồ vật gây phiền nhiễu khác như thú cưng, đồ chơi…gần khu vực học tập của bé.

Dụng cụ học tập cần được xếp gọn gàng trên khu vực học và nằm ngay tâm với của bé để bé có thể dễ dàng sử dụng trong quá trình học tập.

 

  • Luôn tạo cảm hứng học tập và giữ tâm lý thoải mái
  • Tạo cho bé cảm giác như đi học thường ngày bằng cách cho bé mặc đồng phục và ngồi đúng tư thế.
  • Dán những giấy ghi chú nhắc nhở, tạo động lực cho bé tập trung học tập.
  • Luôn hỗ trợ tâm lý khi bé nhận lời phê bình, lên giọng hoặc không được chú ý khi giơ tay phát biểu.
  • Giải tỏa căng thẳng bằng việc cùng bé tập thể dục, làm việc nhà, dọn dẹp bàn học, bàn ăn hoặc chăm sóc thú cưng
  • Sắp xếp thời gian biểu hợp lý
  • Phân bổ giờ học trực tuyến và nghỉ giữa giờ hợp lý tránh bị quá tải
  • Thời gian xem phim, nghe nhạc, chơi trò chơi (2 lần 1 ngày, 30 phút mỗi lần)
  • Tìm hiểu và hướng dẫn cho bé truy cập những ứng dụng hữu ích sau giờ học ví dụ: ứng dụng học tập Educare – ứng dụng giáo dục tốt nhất dành cho các bạn học sinh từ bậc Tiểu học đến THPT. Được phát triển bởi tập đoàn Ruangguru – đơn vị tiên phong công nghệ giáo dục tại Đông Nam Á, Educare sở hữu phương pháp học tập hiện đại cùng kho học liệu trực quan sinh động với hơn 100.000 video bài giảng, infographic và câu hỏi thực hành bám sát chương trình Bộ GD&ĐT và các gói kỹ năng cần thiết cho sự phát triển của các bạn học sinh.

 

Hy vọng cẩm nang này có thể mang lại cho Ba mẹ những kiến thức bổ ích để mang lại cho bé nhà mình một quá trình học tập thật hiệu quả và an toàn nhé.